De thi HKI 2012-2013

Chia sẻ bởi Phạm Hưng Tình | Ngày 14/10/2018 | 32

Chia sẻ tài liệu: De thi HKI 2012-2013 thuộc Vật lí 6

Nội dung tài liệu:

Trường THCS Nguyễn Thành Hãn ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2012 – 1013 Tổ: Lý – T.Dục – Nhạc – M.Thuật Môn: Vật lý – Lớp 6
Thời gian: 45 phút

I/ Trắc nghiệm: (3đ)
Chọn phương án trả lời đúng và ghi vào giấy thi
Câu 1: Dụng cụ đo khối lượng là:
A. Thước. B. Cân. C. Lực kế. D. Bình chia độ
Câu 2: Một bình chia độ đang chứa nước ở vạch 50cm3. Sau khi thả hòn sỏi ngập hoàn toàn vào bình thì mực nước dâng lên đến vạch 65cm3. Thể tích của hòn sỏi là:
A. 115cm3. B. 65cm3. C. 50cm3. D. 15cm3.
Câu 3: Trọng lượng là:
A. Lực đẩy của trái đất. B. Lực hút của trái đất
C. Cường độ của trọng lực. D. Lực hút của nam châm.
Câu 4: Đơn vị đo lực là:
A. N/m3. B. N. C. m3. D. kg.
Câu 5: Đoàn tàu chuyển động do đầu tàu đã tác dụng vào toa tàu một
A. Lực kéo. B. Lực hút. C. Lực nâng. D. Lực đẩy.
Câu 6: Để đo thể tích chất lỏng còn gần đầy chai 1 lít, nên chọn bình chia độ nào trong các bình sau đây là phù hợp nhất:
A. Bình 100ml có độ chia nhỏ nhất là 1ml. B. Bình 500ml có độ chia nhỏ nhất là 5ml.
C. Bình 1000ml có độ chia nhỏ nhất là 5ml. D. Bình 1000ml có độ chia nhỏ nhất là 1ml.
Câu 7: Dùng mặt phẳng nghiêng để kéo vật có khối lượng 200kg thì độ lớn của lực kéo là:
A. Nhỏ hơn 2000N. B. Lớn hơn 2000N.
C. Bằng 2000N. D. Nhỏ hơn hoặc bằng 2000N.
Câu 8: Tính khối lượng của vật khi biết khối lượng riêng bằng công thức:
A. m=P/10 B. m=D/V C. m=D.V D. m=P/V
Câu 9: Để kéo cờ lên cao người ta dùng:
A. Mặt phẳng nghiêng. B. Ròng rọc.
C. Đòn bẩy. D. Mặt phẳng nghiêng và đòn bẩy đều được.
Câu 10: Vật có trọng lượng 90N thì có khối lượng là:
A. 0,9kg. B. 9 kg. C. 90 kg. D. 900 kg.
Câu 11: Em bé kéo con trâu nhưng trâu không chịu đi, sợi dây thừng căn ra do:
A. Lực của em bé lớn hơn lực của con trâu. B. Lực của em bé nhỏ hơn lực của con trâu.
C. Lực của em bé bằng lực của con trâu. D. Lực của em bé và lực của con trâu là hai lực cân bằng.
Câu 12: Một vật có khối lượng 300kg có thể tích 0,5m3. Khối lượng riêng của vật là:
A. 150kg/m3 B. 150N/m3 C. 300N/m3 D. 600kg/m3
II/ Tự luận (7đ)
Câu 13: a) Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của một thước là gì?
b) Để đo chiều dài của cuốn sách giáo khoa Vật lý 6 đến milimet em cần dùng thước như thế nào?
Câu 14: Tại sao đường ô tô qua đèo thường là những đường ngoằn ngoèo rất dài?
Câu 15: Một quả nặng được buộc vào sợ dây treo trên giá đỡ.
Quả nặng chịu tác dụng của những lực nào? Nêu phương và chiều của mỗi lực?
Nếu dùng kéo cắt đứt sợi dây thì hiện tượng gì xảy ra đối với quả nặng? Giải thích?
Câu 16: Một hòn đá có thể tích 0,0005m3. Biết khối lượng riêng của đá là 2600kg/m3. Tính:
Khối lượng và trọng lượng của hòn đá.
Tính thể tích của khối đá có khối lượng 5,3 tấn.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Hưng Tình
Dung lượng: 37,00KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)