đề thi hk2 địa

Chia sẻ bởi Bùi Thị Yến Diện | Ngày 17/10/2018 | 64

Chia sẻ tài liệu: đề thi hk2 địa thuộc Địa lí 8

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA HỌC KÌ II
Môn: Địa lí 8
Phần lý thuyết

Câu 1: Trình bày vị trí địa lý và hình dáng lãnh thổ nước ta? Vị trí địa lý và hình dạng của lãnh thổ Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ta hiện nay?
Vị trí địa lý
Giới hạn
Điểm cực
Địa danh hành chính
Vĩ độ
Kinh độ

Bắc
Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
23023`B
105020`Đ

Nam
Xã Đất Mùi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau
8034`B
104040`Đ

Tây
Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên
22022`B
102009`Đ

Đông
Xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa
12040`B
109024`Đ

Tiếp giáp
+ Đông: biển Đông
+ Tây: Lào - Cam-pu-chia
+ Nam: Vịnh Thái Lan
+ Bắc: Trung Quốc
Việt Nam gắn liền với lục địa Á – Âu, nằm ở phía Đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của Đông Nam Á, nằm ở nơi giao lưu của các luồng gió mùa và sinh vật. Biển Đông thông với Thái Bình Dương.

Phạm vi và hình dáng lãnh thổ
Có dạng hình chữ S hẹp, ngang, trải dài từ Bắc xuống Nam theo chiều vĩ tuyến
Diện tích: 331221 km2 (lãnh thổ Việt Nam kéo dài theo chiều Bắc-Nam 1650 km, đường bờ biển là 3260 km, đường biên giới trên đất liền là 4550 km)
Vùng biển có diện tích khoảng 1 triệu km2 - Vùng trời là khoảng không bao trùm lên toàn bộ lãnh thổ nước ta (phần đất liền, phần biển)
Vùng biển của nước ta bao gồm: nội thủy, lãnh hải (12 hải lí), vùng tiếp giáp (12 hải lí), vùng đặc quyền kinh tế (200 hải lí) và thềm lục địa.

Thuận lợi và khó khăn
* Thuận lợi :
Là cầu nối giữa châu Á với châu Đại Dương, giữa Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương
Giao lưu, hợp tác toàn diện với các nước trong khu vực và thế giới
Phát triển tổng hợp kinh tế biển
Tạo thuận lợi cho Việt Nam phát triển kinh tế toàn diện với nhiều ngành nghề.

 * Khó khăn :
Phải luôn chú ý bảo vệ đất nước, chống thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán,...)
Phải luôn chú ý chống giặc ngoại xâm, an ninh quốc phòng ( xâm chiếm đất đai, hải đảo, xâm phạm vùng biển, vùng trời của Tổ quốc,....)

Câu 2: Nêu đặc điểm chung của địa hình Việt Nam. Em hãy kể tên một số dãy núi, cao nguyên và đồng bằng lớn ở nước ta. Liên hệ đến địa hình Quảng Trị

Đặc điểm chung
Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam
Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau
Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người

Kể tên
Các dãy núi: Hoàng Liên Sơn, Pu Sam Sao, Pu Đen Đinh, Cai Kinh, Trường Sơn Bắc, Bạch Mã, Tam Điệp, Con Voi,...
Cao nguyên: Sín Chải, Tà Phình, Sơn La, Mộc Châu, Đắk Lắk, Mơ Nông, Pleiku, Kon Tum, Lâm Viên,...
Đồng bằng: sông Hồng, sông Cửu Long, Duyên hải miền Trung, Nam Bộ, Bắc Bộ..

Liên hệ: Địa hình Quảng Trị là mô hình thu nhỏ của địa hình Việt Nam
Địa hình Quảng trị gồm 4 loại
Địa hình núi cao
Địa hình gò đồi, núi thấp:Là bộ phận quan trọng nhất trong cấu trúc địa hình Việt Nam
Địa hình đồng bằng.
Địa hình ven biển, thềm lục địa.
Câu 3:
a. Đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam? Nêu biểu hiện và nguyên nhân của tính chất đa dạng thất thường của khí hậu Việt Nam
Đặc điểm chung
** Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm
- Tính chất nhiệt đới
+ Quanh năm nhận được lượng nhiệt dồi dào
~ Số giờ nắng: 1400-3000 giờ/năm
~ Số ki lô calo/m2: 1 triệu
+ Nhiệt độ trung bình năm: trên 210C tăng dần từ Bắc vào Nam

- Tính chất gió mùa ẩm
+ Có 2 mùa rõ rệt phù hợp với 2 mùa gió
~ Mùa đông: gió mùa Đông Bắc lạnh, khô, ít mưa (kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4)
~ Mùa hạ: gió Tây Nam nóng, ẩm, mưa nhiều (t5 đến t10)
+ Lượng mưa lớn: 1200-2000 mm/năm
+ Độ ẩm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Yến Diện
Dung lượng: 137,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)