De thi hk1 sinh 9 nam 2012-2013
Chia sẻ bởi Trương Minh Tùng |
Ngày 15/10/2018 |
39
Chia sẻ tài liệu: de thi hk1 sinh 9 nam 2012-2013 thuộc Sinh học 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
Năm học : 2012 - 2013
Môn: Sinh học - Lớp 9
Thời gian làm bài: 45 phút.(không kể giao đề)
Câu 1 : (2 điểm)
Đột biến gen là gì? Kể tên các dạng đột biến gen? Đột biến gen có lợi hay có hại?
Câu 2 : (2 điểm)
Một đoạn gen có chiều dài 5100 Ao trong đó số Nuclêôtit loại A = 600 Nu.
a. Tính tổng số nuclêôtit của đoạn gen đó?
b. Số Nu loại T, G, X bằng bao nhiêu?
( Biết rằng 1 Nu = 3,4 Ao )
Câu 3 : (2 điểm)
Kể tên các bệnh, tật di truyền thường gặp ở người? Nguyên nhân gây nên các bệnh tật thường gặp ở người là gì?
Câu 4 : (1 điểm)
Mô tả cấu trúc điển hình của NST? Bộ nhiễm sắc thể ở người bằng bao nhiêu?
Câu 5 : (3 điểm)
Ở đậu Hà Lan tính trạng hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh. Các gen đều nằm trên NST thường, di truyền phân li độc lập với nhau.
Xác định kết quả ở F1. khi đem thụ phấn đậu Hà Lan thuần chủng hạt vàng và hạt xanh ?
Muốn xác định kiểu gen cây đậu Hà Lan hạt vàng là thuần chủng hay không ta làm như thế nào ?
PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I 2012-2013
Môn: Sinh học - Lớp 9
Câu hỏi
NỘI DUNG
ĐIỂM
Câu 1
(2 điểm)
- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen.
0.5 điểm
- Các dạng đột biến gen liên quan đến 1 cặp nuclêôtit: Mất, thêm, thay thế một cặp nuclêôtit
1 điểm
- Đột biến gen thường có hại nhưng cũng có khi có lợi (ví dụ đột biến làm tăng khả năng chịu hạn, chịu rét ở lúa…)
0.5 điểm
Câu 2
(2 điểm)
a.Tổng số Nu của gen:
Nu = (5100 : 3,4) x 2 = 3000 (Nu)
1 điểm
b. Số Nu loại T, G, X :
A = T = 600 Nu
2(A+G) = Nu
G = X = Nu/2 – A = 3000/2 – 600 = 900 Nu
0.5 điểm
0.5 điểm
Câu 3
(2 điểm)
- Các bệnh di truyền thường gặp ở người: Bệnh Đao, bệnh Tớcnơ, bệnh bạch tạng và bệnh câm điếc bẩm sinh…
0.5 điểm
- Các tật di truyền thường gặp ở người: Tật khe hở môi hàm, bàn tay mất một số ngón, bàn chân mất ngón và dính ngón, bàn tay nhiều ngón…
0.5 điểm
- Nguyên nhân: Do ảnh hưởng của các tác nhân vật lí và hóa học trong tự nhiên, do ô nhiễm môi trường hoặc do rối loạn trao đổi chất nội bào…
1 điểm
Câu 4
(1 điểm)
- Cấu trúc điển hình của NST gồm hai crômatit đính với nhau ở tâm động.
- Bộ nhiễm sắc thể ở người: 2n = 46 (n=23)
0.5 điểm
0.5 điểm
Câu 5
(3 điểm)
a. Vì ở đậu Hà Lan tính trạng hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh.
- Quy ước: A : Hạt vàng a : Hạt xanh
- Sơ đồ lai:
Ptc: Hạt vàng x Hạt xanh
AA aa
GP: A , a
F1: KG: 100% Aa
KH: (100% Hạt vàng)
0.5 điểm
0.5 điểm
b. Muốn xác định kiểu gen cây đậu Hà Lan hạt vàng là thuần chủng hay không ta cần thực hiện phép lai phân tích:
- TH1: P: Aa (Hạt vàng) x aa (Hạt xanh)
F1: KG: 1 Aa : 1aa
KH: 1 hạt vàng : 1 hạt xanh
Cá thể đem lai có kiểu gen dị hợp: Aa
- TH2: P: AA (Hạt vàng) x aa (Hạt xanh)
F1: KG: 1 Aa
KH: 100% hạt vàng
Cá thể đem lai có kiểu gen đồng hợp: AA
1 điểm
1 điểm
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
Năm học : 2012 - 2013
Môn: Sinh học - Lớp 9
Thời gian làm bài: 45 phút.(không kể giao đề)
Câu 1 : (2 điểm)
Đột biến gen là gì? Kể tên các dạng đột biến gen? Đột biến gen có lợi hay có hại?
Câu 2 : (2 điểm)
Một đoạn gen có chiều dài 5100 Ao trong đó số Nuclêôtit loại A = 600 Nu.
a. Tính tổng số nuclêôtit của đoạn gen đó?
b. Số Nu loại T, G, X bằng bao nhiêu?
( Biết rằng 1 Nu = 3,4 Ao )
Câu 3 : (2 điểm)
Kể tên các bệnh, tật di truyền thường gặp ở người? Nguyên nhân gây nên các bệnh tật thường gặp ở người là gì?
Câu 4 : (1 điểm)
Mô tả cấu trúc điển hình của NST? Bộ nhiễm sắc thể ở người bằng bao nhiêu?
Câu 5 : (3 điểm)
Ở đậu Hà Lan tính trạng hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh. Các gen đều nằm trên NST thường, di truyền phân li độc lập với nhau.
Xác định kết quả ở F1. khi đem thụ phấn đậu Hà Lan thuần chủng hạt vàng và hạt xanh ?
Muốn xác định kiểu gen cây đậu Hà Lan hạt vàng là thuần chủng hay không ta làm như thế nào ?
PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I 2012-2013
Môn: Sinh học - Lớp 9
Câu hỏi
NỘI DUNG
ĐIỂM
Câu 1
(2 điểm)
- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen.
0.5 điểm
- Các dạng đột biến gen liên quan đến 1 cặp nuclêôtit: Mất, thêm, thay thế một cặp nuclêôtit
1 điểm
- Đột biến gen thường có hại nhưng cũng có khi có lợi (ví dụ đột biến làm tăng khả năng chịu hạn, chịu rét ở lúa…)
0.5 điểm
Câu 2
(2 điểm)
a.Tổng số Nu của gen:
Nu = (5100 : 3,4) x 2 = 3000 (Nu)
1 điểm
b. Số Nu loại T, G, X :
A = T = 600 Nu
2(A+G) = Nu
G = X = Nu/2 – A = 3000/2 – 600 = 900 Nu
0.5 điểm
0.5 điểm
Câu 3
(2 điểm)
- Các bệnh di truyền thường gặp ở người: Bệnh Đao, bệnh Tớcnơ, bệnh bạch tạng và bệnh câm điếc bẩm sinh…
0.5 điểm
- Các tật di truyền thường gặp ở người: Tật khe hở môi hàm, bàn tay mất một số ngón, bàn chân mất ngón và dính ngón, bàn tay nhiều ngón…
0.5 điểm
- Nguyên nhân: Do ảnh hưởng của các tác nhân vật lí và hóa học trong tự nhiên, do ô nhiễm môi trường hoặc do rối loạn trao đổi chất nội bào…
1 điểm
Câu 4
(1 điểm)
- Cấu trúc điển hình của NST gồm hai crômatit đính với nhau ở tâm động.
- Bộ nhiễm sắc thể ở người: 2n = 46 (n=23)
0.5 điểm
0.5 điểm
Câu 5
(3 điểm)
a. Vì ở đậu Hà Lan tính trạng hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh.
- Quy ước: A : Hạt vàng a : Hạt xanh
- Sơ đồ lai:
Ptc: Hạt vàng x Hạt xanh
AA aa
GP: A , a
F1: KG: 100% Aa
KH: (100% Hạt vàng)
0.5 điểm
0.5 điểm
b. Muốn xác định kiểu gen cây đậu Hà Lan hạt vàng là thuần chủng hay không ta cần thực hiện phép lai phân tích:
- TH1: P: Aa (Hạt vàng) x aa (Hạt xanh)
F1: KG: 1 Aa : 1aa
KH: 1 hạt vàng : 1 hạt xanh
Cá thể đem lai có kiểu gen dị hợp: Aa
- TH2: P: AA (Hạt vàng) x aa (Hạt xanh)
F1: KG: 1 Aa
KH: 100% hạt vàng
Cá thể đem lai có kiểu gen đồng hợp: AA
1 điểm
1 điểm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trương Minh Tùng
Dung lượng: 64,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)