Đề thi HK1 NV7 - Ma trận

Chia sẻ bởi Lữ Hồng Ân | Ngày 11/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: Đề thi HK1 NV7 - Ma trận thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT ĐỨC LINH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2011-2012
Môn: NGỮ VĂN LỚP 7 – Thời gian làm bài: 90 phút

Họ và tên: ……………………………………….
Lớp: ……………

Điểm
Lời phê của Thầy (Cô)

I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Đọc và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng.
Câu 1: Vì sao trong ca dao, dân ca thường dùng các hình ảnh: núi, non, trời, biển, nước trong nguồn… để so sánh công lao của cha mẹ đối với con cái?
a. Vì những hình ảnh này rất gần gũi, thân thuộc với cuộc sống con người.
b. Vì những hình ảnh này rất đẹp, rất nên thơ.
c. Vì những hình ảnh này làm cho các bài ca dao, dân ca trở nên dễ thuộc, dễ nhớ.
d. Vì đây là những hình ảnh chỉ những sự vật, hiện tượng to lớn, vô hạn, vĩnh hằng; chỉ có những hình ảnh này mới có thể diễn tả hết công lao của cha mẹ.
Câu 2: Nội dung cơ bản của văn bản “Cổng trường mở ra” là:
a. Thể hiện tấm lòng, tình cảm của người mẹ đối với con; vai trò to lớn của nhà trường.
b. Diễn tả tâm trạng người mẹ khi nhớ lại ngày đầu tiên đi học.
c. Cảm nghĩ của người mẹ về một ngày khai trường ở nước ngoài.
d. Cảm nghĩ của mẹ về trường học.
Câu 3: Bài thơ Sông núi nước Nam có tên chữ Hán là gì?
a. Sông núi Việt Nam b. Nam quốc sơn hà
c. Nam quốc sơn hà Nam đế cư d. Nhữ đẳng hành khan
Câu 4: Nôi dung chính của bài thơ Sông núi nước Nam là gì?
Tuyên bố về thể chế chính trị của nước Đại Việt.
Khẳng định chủ quyền của nước Đại Việt.
Tuyên bố thời gian chúng ta giành độc lập.
Tuyên bố sự hợp tác giữa hai nước Đại Việt và Trung Hoa.
Câu 5: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong bài ca dao sau:
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh ra muống, nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.
So sánh. b. Điệp ngữ. c. Chơi chữ. d. Hoán dụ.
Câu 6: Câu ca dao sau sử dụng cách chơi chữ nào?
Con cá đối năm trong cối đá
Con mèo cái nằm trên mái kèo
a. Dùng từ đồng âm. b. Dùng cách nói lái. c. Dùng từ đồng nghĩa. d. Dùng từ trái nghĩa
Câu 7: Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan như thế nào khi bước tới Đèo Ngang?
a. Nhớ nước, thương nhà, mang nỗi buồn cô đơn thầm lặng.
b. Vui tươi trước cảnh vật thiên nhiên hùng vĩ.
c. Thích thú khi được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên.
d. Mệt mỏi sau một chặng đường dài đến Đèo Ngang.
Câu 8: Hai câu thơ cuối trong bài thơ “Cảnh khuya” thể hiện tâm trạng gì của Bác Hồ?
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
a. Tâm trạng lo lắng cho vận mệnh của đât nước. b. Tình yêu quê hương, đất nước.
c. Phong thài ung dung, lạc quan. d. Tâm hồn nhạy cảm.
Câu 9: Dòng nào dưới đây không phải là thành ngữ?
a. Lên thác xuống ghềnh. b. Bảy nổi ba chìm c. Ếch ngồi đáy giếng. d. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Câu 10: Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “vùng trời”?
a. Không phận b. Không gian c. Không tặc d. Khoảng trống
Câu 11: Bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” (Tĩnh dạ tứ) là của tác giả nào?
a. Đỗ Phủ b. Lí Bạch c. Nguyễn Khuyến d. Hạ Tri Chương
Câu 12: Từ nào sau đây thuộc từ ghép chính phụ?
a. Đầu đuôi b. Sách vở c. Ông bà d. Ông nội


II/ TỰ LUẬN: ( 7 điểm)
Câu 1: Đặt câu với mỗi từ sau: nhỏ nhắn, nhỏ nhen
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lữ Hồng Ân
Dung lượng: 18,55KB| Lượt tài: 0
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)