Đề thi HK1_09-10 Sinh 9

Chia sẻ bởi Đặng Tấn Trung | Ngày 15/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: Đề thi HK1_09-10 Sinh 9 thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

Trường THCS Đông Thành ĐỂ ĐỀ NGHỊ THI HỌC KÌ I
Môn Sinh 9
I/Trắc nghiệm khách quan:
Phần biết:

Câu hỏi
Đáp án
Ghi
chú

Câu 1/ Những đặc điểm về hình thái, cấu tạo sinh lý của một cơ thể được gọi là:
A/ Tính trạng B/ Kiểu hình
C/ Kiểu gen D/ kiểu hình và kiểu gen
Câu 1:
A
Mỗi câu 0,25 đ

Câu 2/ Tên gọi đầy đủ của phân tử ADN là:
A/ Axit đềôxiribônuclêic B/ Axit ribônuclêic
C/ Axit photphoric D/Nuciêôtit
Câu 2:
A


Câu 3/ Đặc điểm của NST giới tính là:
A/ Có nhiều cặp trong tế bào sinh dưỡng
B/ Có một đến hai cặp trong tế bào
C/ Số cặp trong tế bào thay đổi tùy theo loài
D/ Luôn chỉ có một cặp trong tế bào sinh dưỡng
Câu 3:
D


Câu 4/ Các nguyên tố hóa học tham gia trong thành phần của phân tử ADN là:
A/ C, H, O, Na, S B/ C, H, O, N, P
C/ C, H, O, P D/ C, H, N, P, Mg
Câu 4:
B


Câu 5/ Tên gọi đầy đủ của phân tử ARN là:
A/ Axit đềôxiribônuclêic B/ Axit ribônuclêic
C/ Axit photphoric D/Nuciêôtit
Câu 5:
B


Câu 6/ Đột biến làm thay đổi cấu trúc của gen được gọi là:
A/ Đột biến NST B/ Đột biến số lượng NST
C/ Đột biến gen D/ Đột biến cấu trúc NST
Câu 6:
C


Câu 7/ Thường biến là:
A/ Sự biến đổi xảy ra trên NST
B/ Sự biến đổi xảy ra trên cấu trúc di truyền
C/ Sự biến đổi xảy ra trên gen của ADN
D/ Sự biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen
Câu 7:
D


Câu 8/ Hiện tượng tăng số lượng xảy ra ở toàn bộ các cặp NST trong tế bào được gọi là:
A/ Đột biến đa bội thể B/ Đột biến dị bội thể
C/ Đột biến cấu trúc NST D/ Đột biến mất đoạn NST
Câu 8:
A


Phần hiểu:

Câu hỏi
Đáp án
Ghi chú

Câu 1/ kết quả của quá trình nhân đôi ADN là:
A/ Phân tử ADN được đổi mới so với ADN mẹ B/ Phân tử ADN con giống hệt ADN mẹ
C/ Phân tử ADN con dài hơn ADN mẹ D/ Phân tử ADN con ngắn hơn ADN mẹ
Câu 1:
B
Mỗi câu 0,25 đ

Câu 2/ Đặc điểm khác biệt của ARN so với phân tử ADN là:
A/ Đại phân tử B/ Có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
C/ Chỉ có cấu trúc một mạch D/ Được tạo từ bốn loại đơn phân
Câu 2: C


Câu 3/ Cơ chế dẫn đến phát sinh đột biến gen là:
A/ Hiện tượng co xoắn của NST trong phân bào
B/ Hiện tượng tháo xoắn của NST trong phân bào
C/ Rối loạn trong quá trình tự nhân đôi của ADN
D/ Sự phân li của NST trong nguyên phân
Câu 3: C


Câu 4/ Nguyên nhân gây ra thường biến là:
A/ Tác động trực tiếp của môi trường sống B/ Biến đổi đột ngột trong phân tử ADN
C/ Rối loạn trong quá trình nhân đôi NST D/ Thay đổi trật tự các cặp nuclêôtit trên gen

Câu 4: A


II/ Tự luận:

Phần biết

Câu hỏi
Đáp án
Ghi chú

Câu 1/ Thế nào là lai phân tích?
Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn tương ứng. Nếu kết quả phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội đem lai là đồng hợp tử, còn kết quả của phép lai là phân tính thì cá thề đem lai có kiểu gen là dị hợp tử.
2đ

Phần hiểu

Câu hỏi
Đáp án
Ghi chú

Câu 2/ Em hãy trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người. Quan niệm người mẹ quyết định sinh trai hay gái có đúng không? Giải thích.
 - Khi giảm phân tế bào sinh dục cái cho ra một loại trứng mang NST giới tính X, Còn tế bào sinh dục đực cho ra 2 loại tinh trùng mang NST giới tính X và Y với tỉ lệ ngang nhau. Khi giao tử trứng kết hợp với tinh trùng mang NST giới tính X thì tạo ra con gái, còn khi trứng kết hợp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Tấn Trung
Dung lượng: 88,96KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)