ĐỀ THI HK II VĂN 7
Chia sẻ bởi Nguyễn Lan Hương |
Ngày 11/10/2018 |
29
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI HK II VĂN 7 thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN-LỚP 7
Năm học 2011-2012
Phần I: Trắc nghiệm(2đ)
Trả lời các câu hỏi sau bằng cách lựa chọn và khoanh tròn vào đáp án đúng nhất.
Câu 1: Văn bản nào sau đây không thuộc văn bản nghị luận?
A. Cuộc chia tay của những con búp bê B. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
C. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. D. Đức tính giản dị của Bác Hồ.
Câu 2: Bài văn nghị luận cần có những yếu tố nào?
A. Luận điểm B. Lập luận C. Luận cứ D. Cả A, B, C.
Câu 3: Luận điểm nào bao trùm văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”?
Dân ta có, một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta.
Đó là một truyền thống quí báu của ta.
Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chững tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.
Câu 4: “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” được Bác Hồ so sánh với hình ảnh nào?
Một làn sóng vô cùng mạnh mẽ.
Các thứ của quí.
Một làn sóng.
Cả A và B.
Câu 5: Em hiểu như thế nào về “ nồng nàn yêu nước”?
A. Là tình yêu nước bình thường. B. Là tình yêu nước luôn sẵn có.
C. Là tình yêu nước mãnh liệt, sôi nổi , chân thành D. Là tình yêu nước kín đáo.
Câu 6: Từ nào sau đây không phải là từ Hán Việt ?
A. Yêu nước B. Truyền thống C. Vĩ đại D. Dân tộc.
Câu 7: Câu văn “ Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy được đưa ra trưng bày” thuộc kiểu câu gì?
A. Câu rút gọn B. Câu bị động C. Câu chủ động D. Câu đặc biệt.
Câu 8: Trong câu “ Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thức hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến” tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. Liệt kê B. So sánh C. Chơi chữ D. ẨN dụ.
PHẦN II: Tự luận ( 8đ)
Câu 1(2đ): Cho đoạn trích:
“ Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ,, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào, người đấylướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật thảm”
a) Đoạn trích trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?
b) Thủ pháp nghệ thuật nào đã làm nên thành công cho tác phẩm?
c) Vì sao tác giả lại đặt nhan đề cho tác phẩm của mình như vậy?
Câu 2(6đ): Một trong năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng chúng ta là “Học tập tốt, lao động tốt”. Em hiểu gì về lời dạy trên của Bác.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Lan Hương
Dung lượng: 37,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)