Đề thi HK II Hóa 8 năm học 2010-2011

Chia sẻ bởi Nguyễn Xuân Hoàng | Ngày 17/10/2018 | 16

Chia sẻ tài liệu: Đề thi HK II Hóa 8 năm học 2010-2011 thuộc Hóa học 8

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD& ĐT CÁI BÈ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
TRƯỜNG THCS THIỆN TRÍ NĂM HỌC : 2010 – 2011
MÔN : HÓA 8
Thời gian làm bài 60 phút


(Đề có 01 trang )

Câu 1 : (2,0 điểm)
Hãy chọn hệ số và công thức hoá học thích hợp để bổ sung và các phương trình hóa học theo sơ đồ sau :
(1) Na2O + H2O ?
(2) Al + ? Al2(SO4)3 + H2
(3) Fe2O3 + ? Fe + CO2
(4) KMnO4 K2MnO4 + ? + O2
Câu 2 : (2,0điểm)
a.Các chất cho dưới đây thuộc loại hợp chất nào? Gọi tên các chất đó
H2SO4; KOH; Ca3(PO4)2; SO3
b. Cho biết gốc axit và hóa trị gốc axit của các axit sau :
Axit H3PO4; Axit H2SiO3; Axit HBr; Axit HNO3
Câu 3: (2,0điểm)
Có 3 lọ đựng riêng biệt dung dịch các chất sau: muối natriclorua; axit clohiđric;
natri hiđroxit. Hãy nhận biết từng chất trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học.
Câu 4: (2,0điểm)
Cần điều chế 33,6 (g) sắt bằng cách dùng khí CO khử Fe3O4.
Viết phương trình phản ứng.
Tính khối lượng Fe3O4 cần dùng.
Tính thể tích khí CO đã dùng (đktc)
Câu 5:(2,0điểm)
A là dung dịch H2SO4 có nồng độ 0,2M, B là dung dịch H2SO4 có nồng độ 0,5M.
Nếu trộn A và B theo tỉ lệ thể tích VA : VB = 2 : 3 được dung dịch C. Hãy xác
định nồng độ mol của dung dịch C.

HẾT











ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN : HÓA HỌC 8
NĂM HỌC: 2010 - 2011

Câu 1 : (2,0 điểm)
Chọn đúng hệ số và công thức hoá học mỗi phương trình phản ứng : 0,5điểm
(0,5điểm x 4 =2,0điểm)
(1) Na2O + H2O 2 NaOH
(2) 2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2
(3) Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2
(4) 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
Câu 2 : (2,0 điểm )
a.Phân loại đúng và đọc tên đúng mỗi chất : 0,25 điểm
(0,25điểm x 4 = 1,0 điểm)
H2SO4 : Axit ( Axit sunfuric)
KOH : Bazơ (Kali hidroxit)
Ca3(PO4)2 : Muối (Canxi photphat)
SO3 : Oxit ( Lưu huỳnh trioxit)
b. Nêu đúng gốc axit và hóa trị gốc axit của mỗi axit : 0,25điểm
(0,25điểm x 4 = 1,0 điểm)

Axit H3PO4: PO4
Axit H2SiO3: SiO3
Axit HBr: Br
Axit HNO3 : NO3
Câu 3: (2,0điểm)
Lấy mẫu thử, đánh dấu ống nghiệm. (0,25điểm)
Dùng quỳ tím cho vào các mẫu thử nhận biết :
+ Axit clohiđric : quỳ tím hóa đỏ. (0,5điểm)
+ Natri hiđroxit : quỳ tím hóa xanh. (0,5điểm)
+ Mẫu còn lại là muối natriclorua. (0,25điểm)
Câu 4: (2,0điểm)
a) Số mol của sắt :
mFe 33,6
nFe = = = 0,6(mol) (0,25điểm)
MFe 56
Phương trình phản ứng :
Fe3O4 + 4CO 3 Fe + 4 CO2 (0,25điểm)
1mol 4mol 3mol
0,2mol 0,8mol 0,6mol (0,25điểm)
b) Khối lượng Fe3O4 cần dùng:
m = n x M = 0,2 x 232 = 46,4 (g) (0,5điểm)

c) Thể tích khí CO cần dùng:
VCO = nCO x 22,4 = 0,8 x 22,4 = 17,92(lít) (0,5điểm)
Câu 5: (2,0điểm)
Số mol của dung dịch A:
n A = CM x VA = 0,2 x 2 = 0,4(mol) (0,5điểm)
Số mol của dung dịch B:
n B = CM x VB = 0,5 x 3 = 1,5(mol) (0,5điểm)
Nồng độ mol của dung dịch C:
nA+ nB 0,4 + 1,5
CM = = = 0,38M (1,0điểm)
VA+VB 2+3


(Học sinh có thể giải
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Xuân Hoàng
Dung lượng: 88,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)