Đề thi HK I Văn_12 số 10
Chia sẻ bởi Mai Đức Tâm |
Ngày 12/10/2018 |
63
Chia sẻ tài liệu: Đề thi HK I Văn_12 số 10 thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
ĐỀ THI HỌC KỲ I - MÔN VĂN LỚP 12
Đề chính thức Thời gian làm bài: 90 phút
I.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH( 5,0 điểm)
Câu I.(2,0 điểm)
Chép thuộc lòng đoạn một trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca, nêu ngắn gọn nội dung của đoạn thơ.
Câu II.(3,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (không quá 30 dòng) trình bày ý kiến của mình về hiện tượng thiếu trung thực trong học tập và thi cử của học sinh.
II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (Câu III.a hoặc câu III.b)
Câu III.a Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm)
Trình bày cảm nhận của anh (chị)về đoạn thơ sau (trích trong Việt Bắc của Tố Hữu):
“…Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa…”
Câu III.b. Theo chương trình nâng cao (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau ( trích trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng):
“…Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành…”
…………..Hết………….
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM MÔN VĂN LỚP 12
Câu I:
a.Đáp án:
-Chép đúng sáu dòng thơ đầu của bài thơ:
những tiếng đàn bọt nước
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
li-la li-la li-la
đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn
-Nội dung vắn tắt của đoạn thơ:
+ Tác giả khắc họa hình tượng Lor-ca trên cái phông văn hóa đậm bản sắc Tây Ban Nha ( Âm thanh mô phỏng tiếng đàn ghi ta gợi về xứ sở Tây Ban cầm; Hình ảnh áo choàng đỏ gợi về môn đấu bò tót- một hoạt động văn hóa độc đáo của Tây Ban Nha…)
+Hình tượng Lor-ca được khắc họa đầy ấn tượng: Đó là người nghệ sĩ đang đơn độc trong hành trình cách tân nghệ thuật và khát vọng tự do.( Hình ảnh vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn, lang thang về miền đơn độc).
b.Cách cho điểm:
-Chép thơ:
+Chép chính xác đoạn thơ ( không sai chính tả-đặc biệt lưu ý không viết hoa các tiếng đầu các dòng thơ, trừ tên riêng) được 1 điểm.
+Chép sai dưới bốn lỗi được 0,5 điểm.
+Chép sai trên 5 lỗi thì không cho điểm.
-Nội dung: Mỗi nội dung đúng được 0,5 điểm.
Câu II:
a.Yêu cầu về kĩ năng:
+Mặc dù viết một đoạn văn nhưng vẫn thể hiện đúng đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội: Thao tác lập luận chính (bình luận) kết hợp các thao tác lập luận khác (phân tích, bác bỏ…); có lí lẽ và sự lâp luận chặt chẽ.
+ Trình bày rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt trong sáng.
b.Yêu cầu về nội dung:
+ Chỉ ra biểu hiện thiếu trung thực trong học tập và thi cử của một số học sinh.
+Cần làm rõ: Đây là một hiện tượng xấu, phải nghiêm khắc phê phán.
+Bài học rút ra cho bản thân và mọi người…
c. Cách cho điểm:
Điểm 3: Bài viết đảm bảo các yêu cầu trên.
Điểm 2: Ý chưa thật đủ hoặc chưa thấu đáo nhưng cơ bản nêu được chủ kiến của bản thân một cách hợp lí.
Điểm 1: Có ý nhưng còn sơ sài, chưa làm rõ ý kiến bản thân.
Các thang điểm khác GV linh hoạt để chấm.
Câu III.a.
a.Yêu cầu về kĩ năng:
Học sinh biết làm kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ. Bài viết có bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ; hành văn mạch lạc; không phạm
Đề chính thức Thời gian làm bài: 90 phút
I.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH( 5,0 điểm)
Câu I.(2,0 điểm)
Chép thuộc lòng đoạn một trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca, nêu ngắn gọn nội dung của đoạn thơ.
Câu II.(3,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (không quá 30 dòng) trình bày ý kiến của mình về hiện tượng thiếu trung thực trong học tập và thi cử của học sinh.
II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (Câu III.a hoặc câu III.b)
Câu III.a Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm)
Trình bày cảm nhận của anh (chị)về đoạn thơ sau (trích trong Việt Bắc của Tố Hữu):
“…Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa…”
Câu III.b. Theo chương trình nâng cao (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau ( trích trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng):
“…Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành…”
…………..Hết………….
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM MÔN VĂN LỚP 12
Câu I:
a.Đáp án:
-Chép đúng sáu dòng thơ đầu của bài thơ:
những tiếng đàn bọt nước
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
li-la li-la li-la
đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn
-Nội dung vắn tắt của đoạn thơ:
+ Tác giả khắc họa hình tượng Lor-ca trên cái phông văn hóa đậm bản sắc Tây Ban Nha ( Âm thanh mô phỏng tiếng đàn ghi ta gợi về xứ sở Tây Ban cầm; Hình ảnh áo choàng đỏ gợi về môn đấu bò tót- một hoạt động văn hóa độc đáo của Tây Ban Nha…)
+Hình tượng Lor-ca được khắc họa đầy ấn tượng: Đó là người nghệ sĩ đang đơn độc trong hành trình cách tân nghệ thuật và khát vọng tự do.( Hình ảnh vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn, lang thang về miền đơn độc).
b.Cách cho điểm:
-Chép thơ:
+Chép chính xác đoạn thơ ( không sai chính tả-đặc biệt lưu ý không viết hoa các tiếng đầu các dòng thơ, trừ tên riêng) được 1 điểm.
+Chép sai dưới bốn lỗi được 0,5 điểm.
+Chép sai trên 5 lỗi thì không cho điểm.
-Nội dung: Mỗi nội dung đúng được 0,5 điểm.
Câu II:
a.Yêu cầu về kĩ năng:
+Mặc dù viết một đoạn văn nhưng vẫn thể hiện đúng đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội: Thao tác lập luận chính (bình luận) kết hợp các thao tác lập luận khác (phân tích, bác bỏ…); có lí lẽ và sự lâp luận chặt chẽ.
+ Trình bày rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt trong sáng.
b.Yêu cầu về nội dung:
+ Chỉ ra biểu hiện thiếu trung thực trong học tập và thi cử của một số học sinh.
+Cần làm rõ: Đây là một hiện tượng xấu, phải nghiêm khắc phê phán.
+Bài học rút ra cho bản thân và mọi người…
c. Cách cho điểm:
Điểm 3: Bài viết đảm bảo các yêu cầu trên.
Điểm 2: Ý chưa thật đủ hoặc chưa thấu đáo nhưng cơ bản nêu được chủ kiến của bản thân một cách hợp lí.
Điểm 1: Có ý nhưng còn sơ sài, chưa làm rõ ý kiến bản thân.
Các thang điểm khác GV linh hoạt để chấm.
Câu III.a.
a.Yêu cầu về kĩ năng:
Học sinh biết làm kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ. Bài viết có bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ; hành văn mạch lạc; không phạm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Mai Đức Tâm
Dung lượng: 65,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)