Đề thi HK I
Chia sẻ bởi Lương Hiền An |
Ngày 17/10/2018 |
18
Chia sẻ tài liệu: Đề thi HK I thuộc Hóa học 8
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD- ĐT TRIỆU PHONG ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
TRƯỜNG THCS TRIỆU ĐÔNG Môn: Hoá học 8
Thời gian: 45 phút
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Câu 1(3điểm):
a. Hãy cho biết những tính chất giống nhau và khác nhau của muối, đường và tinh bột về trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước, vị, sự biến đổi khi bị nung nóng.
b. Nêu một phương pháp để nhận biết mỗi chất trên trong các lọ không dán nhãn.
Câu 2 (2điểm):
a. Phát biểu nội dung định luật bảo toàn khối lượng?
b. Lấy 8 gam lưu huỳnh cho phản ứng với 7 gam sắt trong điều kiện không có không khí.
- Viết phương trình hoá học của phản ứng trên.
- Sau khi phản ứng hoàn toàn có thu được 15 gam FeS không? Điều này có trái với định luật bảo toàn khối lượng không? Hãy giải thích.
Câu 3 (1,5điểm): Hãy tính toán để xác định trong các hợp chất của sắt sau: FeO, Fe2O3, Fe3O4 , hợp chất nào có thành phần phần % khối lượng Fe cao nhất, thấp nhất .
Câu 4 (2điểm): Hãy lập công thức hoá học của lưu huỳnh với oxi, biết S chiếm 50% về khối lượng.
Câu 5 (1,5điểm): Cho sơ đồ phản ứng sau: KNO3 …t0…..> KNO2 + O2
a. Hãy lập phương trình hoá học của phản ứng.
b. Tính thể tích khí O2 thu được ở đktc nếu phân huỷ 50,5 gam KNO3 .
( Biết: Fe = 56, S = 32, O =16, K = 39, N = 14 )
TRƯỜNG THCS TRIỆU ĐÔNG Môn: Hoá học 8
Thời gian: 45 phút
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Câu 1(3điểm):
a. Hãy cho biết những tính chất giống nhau và khác nhau của muối, đường và tinh bột về trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước, vị, sự biến đổi khi bị nung nóng.
b. Nêu một phương pháp để nhận biết mỗi chất trên trong các lọ không dán nhãn.
Câu 2 (2điểm):
a. Phát biểu nội dung định luật bảo toàn khối lượng?
b. Lấy 8 gam lưu huỳnh cho phản ứng với 7 gam sắt trong điều kiện không có không khí.
- Viết phương trình hoá học của phản ứng trên.
- Sau khi phản ứng hoàn toàn có thu được 15 gam FeS không? Điều này có trái với định luật bảo toàn khối lượng không? Hãy giải thích.
Câu 3 (1,5điểm): Hãy tính toán để xác định trong các hợp chất của sắt sau: FeO, Fe2O3, Fe3O4 , hợp chất nào có thành phần phần % khối lượng Fe cao nhất, thấp nhất .
Câu 4 (2điểm): Hãy lập công thức hoá học của lưu huỳnh với oxi, biết S chiếm 50% về khối lượng.
Câu 5 (1,5điểm): Cho sơ đồ phản ứng sau: KNO3 …t0…..> KNO2 + O2
a. Hãy lập phương trình hoá học của phản ứng.
b. Tính thể tích khí O2 thu được ở đktc nếu phân huỷ 50,5 gam KNO3 .
( Biết: Fe = 56, S = 32, O =16, K = 39, N = 14 )
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lương Hiền An
Dung lượng: 43,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)