Đề thi HK 2 NV7- Ma trận-

Chia sẻ bởi Lữ Hồng Ân | Ngày 11/10/2018 | 27

Chia sẻ tài liệu: Đề thi HK 2 NV7- Ma trận- thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT ĐỨC LINH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2011-2012
Môn: NGỮ VĂN LỚP 7 – Thời gian làm bài: 90 phút


Họ và tên: ……………………………………….
Lớp: ……………

Điểm
Lời phê của Thầy (Cô)

I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Đọc và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng.
Câu 1: Hồ Chí Minh đã đề cập đến lòng yêu nước của nhân dân ta trên lĩnh vực nào trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”?
a. Trong lao động sản xuất. b. Trong công cuộc xây dựng đất nước.
c. Trong lĩnh vực văn hóa. d. Trong chiến đấu chống kẻ thù xâm lược.
Câu 2: Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
a. Tự sự. b. Nghị luận. c. Miêu tả. d. Biểu cảm.
Câu 3: Tác giả Phạm Văn Đồng viết văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” nhằm mục đích gì?
a. Thần thánh hóa con người Bác. b. Phê phán lối sống khắc khổ của con người.
c. Muốn tất cả mọi người sống giản dị như Bác. d. Ca ngợi lối sống giản dị của Bác.
Câu 4: Trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, tác giả đã sử dụng những chứng cứ nào khi nói về đức tính giản dị của Bác Hồ?
a. Những chứng cứ lấy từ văn thơ.
b. Những chứng cứ xác thực, cụ thể, toàn diện trong cuộc sống hằng ngày của Bác.
c. Những chứng cứ do các nhân chứng lịch sử kể lại.
d. Những chứng cứ do người phục vụ cung cấp.
Câu 5: Nội dung chính trong văn bản “Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất” là:
Phản ánh những kinh nghiệm về thiên nhiên.
Phản ánh những kinh nghiệm về lao động sản xuất.
Phản ánh những kinh nghiệm về thiên nhiên và lao động sản xuất.
d. Phản ánh những kinh nghiệm về con người và xã hội.
Câu 6: Câu tục ngữ “Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.” được đúc rút từ hiện tượng gì?
a. Trông trời đoán thời tiết. b. Trông sao đoán thời tiết.
c. Nhìn thời gian đoán thời tiết. d. Nhìn mây đoán thời tiết.
Câu 7: Trong văn bản “Ca Huế trên sông Hương”, tác giả chú ý đến sự nổi tiếng nào của Huế?
a. Di tích lịch sử. b. Món ăn Huế. C. Danh lam thắng cảnh. D. Dân ca Huế.
Câu 8: Câu đặc biệt (câu in đậm) sau: “Đoàn người nhốn nháo lên. Tiếng reo. Tiếng vỗ tay.”dùng để:
a. Bộc lộ cảm xúc. b. Nêu thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc.
c. Liệt kê, thông báo về sự tồn tại sự vật, hiện tượng. d. Gọi đáp.
Câu 9: Tác dụng của phép liệt kê là:
a. Diễn tả sự phong phú của sự vật, hiện tượng.
b. Diễn tả sự đa dạng của sự vật, hiện tượng.
c. Diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng tình cảm.
d. Diễn tả mức độ sâu sắc của sự vật, hiện tượng.
Câu 10: Trong các câu sau, câu nào sử dụng phép liệt kê?
a. An đi học mang theo bút.
b. An đi học mang theo nào là bút chì, bút mực, thước, sách, vở.
c. An đi học mang theo rất nhiều đồ dùng học tập
d. An đi học phải chuẩn bị nhiều đồ dùng học tập.
Câu 11: Câu nào sau đây không phải câu rút gọn?
a. Uống nước nhớ nguồn. b. Học ăn, học nói, học gói, học mở.
c. Người Việt Nam rất mến khách. d. Ba chìm, bảy nổi.
Câu 12: Câu: Em được mọi người yêu mến. thuộc kiểu câu nào?
a. Câu chủ động. b. Câu đặc biệt. c. Câu rút gọn. d. Câu bị động.


II/ TỰ LUẬN: ( 7 điểm)
Câu 1: Viết đoạn văn ngắn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lữ Hồng Ân
Dung lượng: 18,69KB| Lượt tài: 0
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)