Đề thi HK 2 Ngữ văn 7

Chia sẻ bởi Phan Tấn Quan | Ngày 11/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: Đề thi HK 2 Ngữ văn 7 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:


Trường THCS ........ THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II
Số báo danh : NĂM HỌC 2013 - 2014
Phòng thi : Môn thi : NGỮ VĂN – LỚP 7
Thời gian : 90 phút ( không kể thời gian phát đề )


I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3.0 điểm – 12 câu , mỗi câu đúng 0,25 điểm )

Đọc kĩ các câu sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào các chữ cái câu đúng nhất.

Câu 1 : Câu tục ngữ nào sau đây nói về thiên nhiên ?
A. Đói cho sạch, rách cho thơm B. Không thầy đố mày làm nên.
C. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa. D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Câu 2 : Câu tục ngữ nào sau đây nói lên thứ tự quan trọng của các yếu tố trong nghề trồng trọt ?
A. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối
B. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
C. Tấc đất tấc vàng
D. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

Câu 3 : Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta thuộc loại văn bản nghị luận nào ?
A. Nghị luận chứng minh B. Nghị luận phân tích.
C. Nghị luận giải thích D. Nghị luận văn chương.

Câu 4 : Đoạn trích Đức tính giản dị của Bác Hồ được tác giả viết để đọc vào ngày lễ nào ? A. Kỉ niệm 1 năm ngày mất Bác Hồ. ( 1970 ) B. Kỉ niệm 80 năm ngày sinh Bác Hồ. ( 1970 )
C. Kỉ niệm 10 năm ngày mất Bác Hồ. ( 1979 ) D. Kỉ niệm 100 năm ngày sinh Bác Hồ. ( 1990 )


Câu 5 : Nhận định nào sau đây không đúng với văn bản Sống chết mặc bay :
A. Đây là truyện dài nổi tiếng của Phạm Duy Tốn.
B. Sử dụng thành công hai phép tương phản và tăng cấp.
C. Bày tỏ niềm cảm thương của tác giả trước cảnh đau khổ của nhân dân.
D. Vạch trần thái độ vô trách nhiệm của tên quan phủ.

Câu 6 : Trong văn bản Ca Huế trên sông Hương, ca Huế được hình thành từ đâu ?
A. Dòng nhạc dân gian B. Dòng nhạc cung đình và truyền thống
C. Dòng nhạc cung đình D. Dòng nhạc dân gian và cung đình

Câu 7 : Câu đặc biệt in đậm sau đây có tác dụng gì ?
Lo thay ! Nguy thay ! Khúc đê này hỏng mất. ( Phạm Duy tốn )
A. Gọi đáp B. Bộc lộ cảm xúc
C. Xác định thời gian, nơi chốn D. Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật.



Câu 8 : Trạng ngữ được in đậm trong câu dưới đây là trạng ngữ nào ?
Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu
của một dân tộc anh hùng.
A. Chỉ thời gian B. Chỉ nơi chốn
C. Chỉ nguyên nhân D. Chỉ mục đích

Câu 9 : Câu rút gọn sau đây đã được lược bỏ thành phần nào ?
Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. ( Hồ Chí Minh )
A. Lược bỏ chủ ngữ B. Lược bỏ phụ ngữ
C. Lược bỏ vị ngữ D. Lược bỏ chủ ngữ lẫn vị ngữ

Câu 10 : Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ( và ngược lại ) nhằm mục đích gì ?
A. Thông tin được nhanh hơn. B. Làm cho câu gọn hơn.
C. Liên kết các câu trong đoạn văn. D. Làm cho câu được mở rộng ra.


Câu 11 : Câu văn dưới đây đã sử dụng phép tu từ nào ?
Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết :
bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. ( Phạm Văn Đồng )
A. Điệp ngữ B. Liệt kê
C. So sánh D. Nhân hóa

Câu 12 : Giả sử nếu Ban giám hiệu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Tấn Quan
Dung lượng: 76,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)