De thi-Dap an HSG van 7(rat hay)
Chia sẻ bởi Nguyễn Chí Hiếu |
Ngày 11/10/2018 |
29
Chia sẻ tài liệu: De thi-Dap an HSG van 7(rat hay) thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI
LÂM THAO CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2010-2011
--------- Môn ngữ văn 7
Câu1(1 điểm): Học sinh đáp ứng được các yêu cầu sau
- Giải thích rõ được:( 0,5 điểm) “cử đầu” - ngẩng đầu, nâng đầu lên.
“đê đầu”_ đầu cúi xuống.
-Tác dụng: (0,5 điểm)
=>Lí Bạch là nhà thơ lãng mạn Trung Quốc. Ông xa quê từ nhỏ, thơ Lí Bạch luôn tràn ngập ánh trăng. Hình ảnh trăng trong thơ Lí Bạch đa dạng và có ý nghĩa vô cùng phong phú. Hai từ ngữ có ý nghĩa đối lập “cử-đê”đã giúp chúng ta đã hình dung rõ tâm trạng tác giả: “cử đầu”- ngẩng đầu ngắm vầng trăng trong đêm khuya tĩnh lặng: “ đê đầu”- đầu cúi xuống lòng suy tư nhớ về quê hương. Trong giây lát, hình ảnh vầng trăng đã đánh thức nỗi nhớ quê hương luôn thường trực trong lòng tác giả. Với cảm xúc trào dâng,suy tư sâu lắng kết hợp với hai từ có ý nghĩa đối lập này, tác giả đã diễn tả nhẹ nhàng mà thấm thía tình quê hương của một người sống xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh.
Câu2(2điểm)
*Yêu cầu chung: học sinh cảm nhận dưới dạng bài viết ngắn gọn .Có cảm xúc, có chất văn. Biết lựa chọn những chi tiết hình ảnh hay, đặc sắc để cảm nhận
*Yêu cầu cụ thể:
a,Học sinh nêu ý nghĩa được những chi tiết nghệ thuật sau:(1 điểm)
- “rong ruổi”: từ láy gợi hình ảnh mẹ với gánh hàng trên vai phải đi liên tục trên chặng đường dài, điều đó cho thấy cuộc đời mẹ nhiều bươn trải, lo toan,
- “Nẻo đường lặng lẽ”: liên tưởng đến hình ảnh con đường vắng lặng một mình mẹ cô đơn với gánh hàng để kiếm sống nuôi con.
“ôi”, câu cảm thán : bộc lộ một cảm xúc vừa ngỡ ngàng ,vừa thán phục
- Nghệ thuật liệt kê: na, hồng, ổi, thị…=> những món quà quê hương được chắt chiu từ bàn tay mẹ qua bao tháng năm.Vị ngọt từ những loài quả được kết tinh từ những giọt mồ hôi rơi, từ bàn tay khéo léo, từ đức tảo tần hi sinh của mẹ.
b,Khái quát nội dung đoạn thơ:(1điểm)
Đoạn thơ cho ta thấy vẻ đẹp thầm lặng của một bà mẹ chắt chiu, lam lũ, đồng thời cho ta thấy được sự cảm thông sẻ chia của đứa con với nỗi vất vả,nhọc nhằn của mẹ.
Câu 3( 7 điểm)
I.Yêu cầu chung:
1.Kiến thức: học sinh nắm được nội dung chính của đoạn thơ và biết làm rõ nội dung ấy qua 3 bài thơ đã học.
2.Kĩ năng : học sinh biết cách vận dụng văn biều cảm về tác phẩm văn học, bước đầu biết vận dụng văn nghị luận vào để làm bài, diễn đạt dễ hiểu
II.Yêu cầu cụ thể:
A.Mở bài:(0,5 điểm) Giới thiệu tác giả Tố Hữu hoặc đề tài về Bác
Trích dẫn đoạn thơ.
B.Thân bài:(6 điểm)
1.Làm rõ nội dung đoạn thơ(1 điểm)
Học sinh bám vào các từ ngữ trong đoạn thơ để làm rõ nội dung của bài thơ:
“thương”: tình cảm yêu thương tha thiết thể hiện ở sự quan tâm chăm sóc.
“Thương cuộc đời chung”: cảnh dân tộc và người dân Việt Nam trong vòng nô lệ, chịu nhiều khó khăn, vất vả.
“thương cỏ hoa”: tình yêu dành cho những cảnh vật thiên nhiên(yêu trăng….)
“như dòng sông chảy nặng phù sa”: nghệ thuật so sánh gợi lên sự cống hiến suốt đời âm thầm, lặng lẽ.
=>Đoạn thơ thể hiện tình cảm lo lắng cho dân,cho nước và tình yêu thiên nhiên tha thiết của Bác.
2.Làm rõ nội dung đoạn thơ qua 3 tác phẩm: (5 điểm) : học sinh biết cách vận dụng văn chứng minh và phát biểu cảm về tác phẩm văn học để làm bài.
a,Tâm trạng lo lắng trăn trở cho vận mệnh đất nước, cho cuộc sống của người dân(3 điểm)
- Nhiều đêm không ngủ để suy nghĩ việc nước:
“Lặng yên bên bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm”
“Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc”
=>Các từ láy gợi lên hình ảnh Bác trong đêm khuya ngồi một mình đang lặng lẽ tập trung cao độ để suy nghĩ về việc nước.
“ Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
=>Nghệ thuật so sánh khắc hoạ hình ảnh Bác nhiều
LÂM THAO CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2010-2011
--------- Môn ngữ văn 7
Câu1(1 điểm): Học sinh đáp ứng được các yêu cầu sau
- Giải thích rõ được:( 0,5 điểm) “cử đầu” - ngẩng đầu, nâng đầu lên.
“đê đầu”_ đầu cúi xuống.
-Tác dụng: (0,5 điểm)
=>Lí Bạch là nhà thơ lãng mạn Trung Quốc. Ông xa quê từ nhỏ, thơ Lí Bạch luôn tràn ngập ánh trăng. Hình ảnh trăng trong thơ Lí Bạch đa dạng và có ý nghĩa vô cùng phong phú. Hai từ ngữ có ý nghĩa đối lập “cử-đê”đã giúp chúng ta đã hình dung rõ tâm trạng tác giả: “cử đầu”- ngẩng đầu ngắm vầng trăng trong đêm khuya tĩnh lặng: “ đê đầu”- đầu cúi xuống lòng suy tư nhớ về quê hương. Trong giây lát, hình ảnh vầng trăng đã đánh thức nỗi nhớ quê hương luôn thường trực trong lòng tác giả. Với cảm xúc trào dâng,suy tư sâu lắng kết hợp với hai từ có ý nghĩa đối lập này, tác giả đã diễn tả nhẹ nhàng mà thấm thía tình quê hương của một người sống xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh.
Câu2(2điểm)
*Yêu cầu chung: học sinh cảm nhận dưới dạng bài viết ngắn gọn .Có cảm xúc, có chất văn. Biết lựa chọn những chi tiết hình ảnh hay, đặc sắc để cảm nhận
*Yêu cầu cụ thể:
a,Học sinh nêu ý nghĩa được những chi tiết nghệ thuật sau:(1 điểm)
- “rong ruổi”: từ láy gợi hình ảnh mẹ với gánh hàng trên vai phải đi liên tục trên chặng đường dài, điều đó cho thấy cuộc đời mẹ nhiều bươn trải, lo toan,
- “Nẻo đường lặng lẽ”: liên tưởng đến hình ảnh con đường vắng lặng một mình mẹ cô đơn với gánh hàng để kiếm sống nuôi con.
“ôi”, câu cảm thán : bộc lộ một cảm xúc vừa ngỡ ngàng ,vừa thán phục
- Nghệ thuật liệt kê: na, hồng, ổi, thị…=> những món quà quê hương được chắt chiu từ bàn tay mẹ qua bao tháng năm.Vị ngọt từ những loài quả được kết tinh từ những giọt mồ hôi rơi, từ bàn tay khéo léo, từ đức tảo tần hi sinh của mẹ.
b,Khái quát nội dung đoạn thơ:(1điểm)
Đoạn thơ cho ta thấy vẻ đẹp thầm lặng của một bà mẹ chắt chiu, lam lũ, đồng thời cho ta thấy được sự cảm thông sẻ chia của đứa con với nỗi vất vả,nhọc nhằn của mẹ.
Câu 3( 7 điểm)
I.Yêu cầu chung:
1.Kiến thức: học sinh nắm được nội dung chính của đoạn thơ và biết làm rõ nội dung ấy qua 3 bài thơ đã học.
2.Kĩ năng : học sinh biết cách vận dụng văn biều cảm về tác phẩm văn học, bước đầu biết vận dụng văn nghị luận vào để làm bài, diễn đạt dễ hiểu
II.Yêu cầu cụ thể:
A.Mở bài:(0,5 điểm) Giới thiệu tác giả Tố Hữu hoặc đề tài về Bác
Trích dẫn đoạn thơ.
B.Thân bài:(6 điểm)
1.Làm rõ nội dung đoạn thơ(1 điểm)
Học sinh bám vào các từ ngữ trong đoạn thơ để làm rõ nội dung của bài thơ:
“thương”: tình cảm yêu thương tha thiết thể hiện ở sự quan tâm chăm sóc.
“Thương cuộc đời chung”: cảnh dân tộc và người dân Việt Nam trong vòng nô lệ, chịu nhiều khó khăn, vất vả.
“thương cỏ hoa”: tình yêu dành cho những cảnh vật thiên nhiên(yêu trăng….)
“như dòng sông chảy nặng phù sa”: nghệ thuật so sánh gợi lên sự cống hiến suốt đời âm thầm, lặng lẽ.
=>Đoạn thơ thể hiện tình cảm lo lắng cho dân,cho nước và tình yêu thiên nhiên tha thiết của Bác.
2.Làm rõ nội dung đoạn thơ qua 3 tác phẩm: (5 điểm) : học sinh biết cách vận dụng văn chứng minh và phát biểu cảm về tác phẩm văn học để làm bài.
a,Tâm trạng lo lắng trăn trở cho vận mệnh đất nước, cho cuộc sống của người dân(3 điểm)
- Nhiều đêm không ngủ để suy nghĩ việc nước:
“Lặng yên bên bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm”
“Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc”
=>Các từ láy gợi lên hình ảnh Bác trong đêm khuya ngồi một mình đang lặng lẽ tập trung cao độ để suy nghĩ về việc nước.
“ Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
=>Nghệ thuật so sánh khắc hoạ hình ảnh Bác nhiều
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Chí Hiếu
Dung lượng: 9,04KB|
Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)