Đề thi chuyên Sinh Quốc học 2011-2012

Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Hùng | Ngày 15/10/2018 | 40

Chia sẻ tài liệu: Đề thi chuyên Sinh Quốc học 2011-2012 thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN QUỐC HỌC
THỪA THIÊN HUẾ Khóa ngày 24.6.2011
------------------- ------------------------------
ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: SINH HỌC
Thời gian làm bài : 150 phút
Câu 1: (1 điểm)
Nguyên tắc bổ sung là gì? Nguyên tắc bổ sung thể hiện như thế nào trong cơ chế di truyền?
Câu 2: (1.25 điểm)
Khi quan sát tế bào sinh dưỡng của một số dòng Ruồi giấm, người ta thấy có sự khác nhau về bộ nhiễm sắc thể như sau:



Dòng a Dòng b Dòng c
a/ Hãy xác định tên gọi về mặt di truyền của từng dòng Ruồi giấm a, b, c.
b/ Trình bày cơ chế phát sinh dòng Ruồi giấm b từ các Ruồi giấm thuộc dòng a.
Câu 3: (1 điểm)
- Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ gì? Trong điều kiện nào thì hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ?
- Trong thực tiễn sản xuất cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng?
Câu 4: (1 điểm)
Trình bày khái niệm và đặc điểm của mức phản ứng. Hiểu rõ về mức phản ứng có lợi gì đối với sản xuất?
Câu 5: ( 1.5 điểm)
Gen A: hoa đỏ, a: hoa trắng; B: thân cao, b: thân thấp. Gen trội là trội hoàn toàn. Viết sơ đồ lai và tìm điểm khác nhau ở kết quả lai phân tích của cơ thể dị hợp 2 cặp gen trong 2 trường hợp: các gen phân li độc lập và các gen liên kết hoàn toàn.
Câu 6: (1 điểm)
- Trình bày tóm tắt mối liên hệ giữa các thành phần trong sơ đồ sau:
Gen (1 đoạn ADN) ( mARN ( Prôtêin ( Tính trạng.
- Nêu bản chất mối liên hệ đó.
Câu 7: (1 điểm)
a/ Thoái hoá giống là gì? Kiểu gen ban đầu của giống như thế nào thì tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật qua nhiều thế hệ sẽ không gây thoái hoá giống?
b/ Trong chọn giống cây trồng, người ta đã sử dụng những phương pháp chính nào?
Câu 8: (1.75 điểm)
Ở một loài côn trùng, gen A: thân xám, a: thân đen; B: cánh dài, b: cánh cụt. Cho biết các cặp gen quy định các cặp tính trạng cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường, tính trội là trội hoàn toàn, cấu trúc nhiễm sắc thể không thay đổi trong giảm phân.
Giao phối giữa 2 cá thể P đều có kiểu hình thân xám, cánh dài được F1 đều mang kiểu hình thân xám, cánh dài. Hãy giải thích để xác định các khả năng có thể xảy ra của P (không viết sơ đồ lai chi tiết).
Câu 9: (0,5 điểm).
Ông bà nội đều bình thường, ông ngoại mắc bệnh X, bà ngoại bình thường, bố mẹ đều bình thường, sinh được một con trai bình thường, một con gái mắc bệnh X. Biết tính trạng nói trên do một cặp gen quy định, không xảy ra đột biến, nhiễm sắc thể Y không mang gen.
a/ Bệnh X do gen trội hay do gen lặn quy định? Giải thích.
b/ Bệnh có liên quan đến giới tính không? Giải thích.
---------- Hết ----------
SBD thí sinh:................................ Chữ ký của GT 1:..................................... SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN QUỐC HỌC
THỪA THIÊN HUẾ Khóa ngày 24.6.2011
------------------- ------------------------------
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
MÔN: SINH HỌC

Câu
Đáp án
Điểm

Câu 1 (1đ)
* Nguyên tắc bổ sung là nguyên tắc kết cặp giữa một bazơ nitơ có kích thước lớn với bazơ nitơ có kích thước bé, cụ thể:
A kết cặp với T, G kết cặp với X.
* Thể hiện trong:
- Nhân đôi ADN: Sau khi 2 mạch của ADN được tách ra thì các nu tự do trong môi trường sẽ vào lắp ghép với các nu trên 2 mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung:
Amt liên kết với Tmk; Tmt liên kết với Amk;
Gmt liên kết với Xmk; Xmt liên kết với Gmk.
- Tổng hợp ARN: Sau khi gen được tháo xoắn để lộ mạch gốc thì các nu tự do của môi trường vào lắp ghép với các nu trên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Hùng
Dung lượng: 16,47KB| Lượt tài: 0
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)