đề thi chọn hsg môn sinh học

Chia sẻ bởi Hoàng Thị Thanh Bình | Ngày 15/10/2018 | 40

Chia sẻ tài liệu: đề thi chọn hsg môn sinh học thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

ubnd huyện thanh miện
Phòng giáo dục



đề thi học sinh giỏi cấp huyện
Môn sinh học 9
Năm học 2010 - 2011
Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian phát đề)
Ngày thi: 25 / 12 / 2010
đề thi Gồm 02 trang


Phần I- Trắc nghiệm (2,0 điểm).
Trong mỗi câu sau, em hãy chọn một phương án trả lời đúng nhất.
1. Loại biến dị nào sau đây được coi là nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa và chọn giống?
A. Thường biến. B. Đột biến.
C. Thường biến và biến dị tổ hợp. D. Đột biến và biến dị tổ hợp.
2. Gen D có 900 cặp nuclêôtít, khi sao mã 2 lần liên tiếp thì tổng số ribônuclêôtít tự do mà môi trường nội bào cần cung cấp là?
A. 900 ribônuclêôtít. B. 1800 ribônuclêôtít.
C. 3600 ribônuclêôtít. D. 900 cặp ribônuclêôtít.
3. Định luật Phân li độc lập xác định quy luật di truyền của?
A. Các cặp gen alen nằm trên cùng một cặp NST đồng dạng.
B. 1 cặp gen nằm trên cặp NST thường, 1 cặp gen nằm trên cặp NST giới tính.
C. Các cặp gen alen nằm trên các cặp NST đồng dạng khác nhau.
D. Hai cặp gen không alen nằm trên hai cặp NST đồng dạng khác nhau.
4. ở người, các bệnh di truyền như: mù màu, máu khó đông thường biểu hiện ở nam giới là do?
A. Cơ thể nữ giới có khả năng chống lại các bệnh di truyền.
B. Gen gây bệnh nằm trên NST Y chỉ có ở nam giới.
C. Gen gây bệnh nằm trền NST X và NST Y không có alen tương ứng.
D. Gen gây bệnh là gen trội ở nam nhưng là gen lặn ở nữ.
5. Phép lai nào dưới đây được xem là phép lai phân tích hai cặp tính trạng?
A. P: AaBb x AABB B. P: AaBb x aabb
C. P: AaBb x AAbb D. P: AaBb x aaBB
6. Một gen tự nhân đôi k lần liên tiếp sẽ tạo được bao nhiêu gen giống nó?
A. 2k gen. B. k2 gen.
C. 2.k gen. D. (2k- 1) gen.
7. Một gen có 2880 liên kết H2, hiệu số % giữa Ađênin với một loại nuclêôtit không bổ sung với nó bằng 10% tổng số nuclêôtít của gen. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là?
A. A = T = 840; G = X = 360. B. A = T = 480; G = X = 720.
C. A = T = 360; G = X = 840. D. A = T = 720; G = X = 480.
8. Quy luật di truyền nào và phép lai nào dưới đây sẽ không làm xuất hiện tỉ lệ phân tính 3: 1 ở thế hệ sau:
A. Qui luật phân li, Aa x Aa, gen trội là trội hoàn toàn.
B. Quy luật liên kết gen, , gen trội là trội hoàn toàn.
C. Quy luật phân li độc lập, AABb x aaBb, gen trội là trội hoàn toàn.
D. Quy luật phân li độc lập, AaBB x AaBB gen trội là trội hoàn toàn.

Phần II - Tự luận (8,0 điểm)
Câu 1 (1,5đ): Nêu ý nghĩa và hệ quả của nguyên tắc bổ sung trong phân tử ADN? Ngoài sự
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Thị Thanh Bình
Dung lượng: 3,19MB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)