ĐỀ THI CHON HSG HUYỆN

Chia sẻ bởi Phan Xuan Sang | Ngày 11/10/2018 | 32

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI CHON HSG HUYỆN thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD HUYỆN NGHI LỘC KÌ THI TUYỂN CHỌN HS GIỎI HUYỆN LẦN 2
TRƯỜNG THCS HƯNG ĐỒNG MÔN: NGỮ VĂN 7
Thời gian làm bài 120 phút

Điểm SỐ
Điểm chữ
kí giám thị









Câu 1 ( 4,0 điểm): Cho đoạn văn sau:
… “ Ngót ba mươi năm, bôn tẩu bốn phương trời, Người vẫn giữ thuần tuý phong độ, ngôn ngữ, tính tình của một người Việt Nam. Ngôn ngữ của Người phong phú, ý vị như ngôn ngữ của một người dân quê Việt Nam. Người khéo dùng tục ngữ, hay nói ví, thường có lối châm biếm kín đáo và thú vị. Làm thơ, Người thích lối ca dao vì ca dao việt Nam cũng như núi Trường Sơn, hồ Hoàn Kiếm hay Đồng Tháp Mười vàng….”
(Hồ Chủ Tịch - “Hình ảnh của dân tộc” của Phạm Văn Đồng)
a. Đoạn văn trên sử dụng những phép tu từ nào? tác dụng?
Đáp án
a. Các phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn
+ So sánh: - Ngôn ngữ của Người….như ngôn ngữ người dân…
- Ca dao là Việt Nam cũng như núi Trường Sơn, hồ Hoàn Kiếm hay Đồng Tháp Mười.
+ Liệt kê: - Phong độ, ngôn ngữ, tính tình
- Phong phú, ý vị
=> Tác dụng: Góp phần làm nổi bật sự giản dị của Bác trong lối sống, trong lời nói và trong bài viết của mình.

Câu 2 (3,)
Chỉ ra và phân tích giá trị nghệ thuật của phép tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau:
“A! cuộc sống thật là đáng sống
Đời yêu tôi. Tôi lại yêu đời
Tất cả cùng tôi. Tôi với muôn người
Chỉ là một. Nên cũng là vô số!”
(“Một nhành xuân” – Tố Hữu)
Đáp án:
- Chỉ ra được biện pháp điệp ngữ : sống, đời, tôi.
- Phân tích giá trị nghệ thuật:
+ Các từ ngữ: “ cuộc sống, đời, tôi” được điệp lại hai lần để diễn tả mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa tác giả với cuộc sống.
+ Đó là sự gắn kết giữa nhà thơ với Đảng, Đất nước và Nhân dân bằng một tình yêu lớn .
Tình cảm thiết tha, yêu đời mãnh liệt, muốn cống hiến tất cả cho cuộc đời (0.5 điểm)

Câu 3 ( 3,0 điểm ) Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn văn sau :
“Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác, tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người ! Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!”
( Cây tre Việt Nam – Thép Mới)
Đáp án:
+ Chỉ ra : đoạn văn sử dụng phép tu từ
- Điệp ngữ : “ tre”( 7 lần), “ giữ” ( 4 lần ), anh hùng( 2 lần)
- Nhân hoá : Tre chống lại, xung phong, giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa, hi sinh, anh hùng lao động, anh hùng chiến đấu.
+ Tác dụng : Tạo ra cách diễn đạt sinh động, hấp dẫn, nhấn mạnh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Xuan Sang
Dung lượng: 18,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)