Đề thi chọn HSG

Chia sẻ bởi Võ Văn Diễn | Ngày 26/04/2019 | 172

Chia sẻ tài liệu: Đề thi chọn HSG thuộc Hóa học 8

Nội dung tài liệu:

ĐỀ 1
Câu 1 (2,0 điểm) Cho bảng sau:
1
2
3
4
5
6

H2S
H3PO4
H2CO3
CO
Na2O
N2O5
CaO
K2O
Fe
N2
Br2
Cu(OH)2
KOH
Al(OH)3
Ca(H2PO4)2
MgCO3
FeSO4

Chọn từ thích hợp điền vào vị trí 1, 2, 3, 4, 5, 6.
Đọc tên các chất của các cột 1, 2, 3, 5, 6.
Câu 2 (2,0 điểm)
Viết phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển hóa sau(Ghi rõ điều kiện phản ứng):
KMnO4 O2 H2O H2SO4 H2 Cu
Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết mỗi chất rắn đựng trong các bình riêng biệt bị mất nhãn sau: Zn, P2O5, Ba, K2O, CaO.
Câu 3 (3,0 điểm)
A là một oxit của nitơ có phân tử khối là 46 đvC, tỉ lệ số nguyên tử nitơ và oxi là 1:2.
B là một oxit khác của nitơ, ở điều kiện tiêu chuẩn 1 lít khí B nặng bằng 1 lít khí cacbonic. Tìm công thức phân tử của A, B.
Đặt cốc A đựng dung dịch HCl và cốc B đựng dung dịch H2SO4 loãng vào 2 đĩa cân
sao cho cân ở vị trí thăng bằng, sau đó tiến hành thí nghiệm như sau:
- Cho 2,24 gam Fe vào cốc A;
- Cho m gam Al vào cốc B.
Khi cả Fe và Al tan hoàn toàn thì thấy cân vẫn ở vị trí thăng bằng. Tính m.
Câu 4 (1,0 điểm)
Đốt cháy hết 6,2g phốt pho trong bình khí oxi lấy dư. Cho sản phẩm cháy hòa tan vào 235,8g nước thu được dung dịch axit có khối lượng riêng 1,25g/ml.
Tính thể tích oxi trong bình biết oxi lấy dư 30% so với lượng phản ứng (đo ở đktc).
Tính C% và CM của dung dịch axit.
Câu 5 (2,0 điểm)
Nung m gam hỗn hợp A gồm KMnO4 và KClO3 thu được chất rắn B và khí oxi, lúc đó KClO3 bị phân hủy hoàn toàn còn KMnO4 bị phân hủy không hoàn toàn. Trong B có 0,894 gam KCl chiếm 8,132 % về khối lượng.
Trộn lượng oxi thu được ở trên với không khí theo tỷ lệ thể tích 1: 3 trong một bình kín thu được hỗn hợp khí X. Cho vào bình 0,528 gam cacbon rồi đốt cháy hết cacbon thu được hỗn hợp khí Y gồm 3 khí, trong đó CO2 chiếm 22,92% về thể tích. Tính m.
(Coi không khí gồm 20% thể tích là oxi còn lại là nitơ. Các khí đo ở cùng điều kiện).
……………………. HẾT ………………….
ĐỀ 2
Câu 1: (2,75 điểm)
1) Viết phương trình hóa học biểu diễn sơ đồ biến hóa sau:
KClO3  (A)  (B)  (C)  (D)  CaCO3
(Trong đó (A), (B), (C), (D) là các chất riêng biệt).
2) Cho các chất rắn sau ở dạng bột: BaO, MgO, P2O5, Na2O, CuO, Fe2O3. Nêu cách làm để nhận ra mỗi chất. Viết phương trình hóa học xảy ra (nếu có).
Câu 2: (1,25 điểm)
Cho hỗn hợp khí X gồm CO2 và N2 (ở đktc) có tỉ khối đối với khí oxi là 1,225.
1) Tính thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp X.
2) Tính khối lượng của 1 lít hỗn hợp khí X ở đktc.
Câu 3: (2 điểm)
Để đốt cháy hết 1,6 (g) hợp chất Y cần dùng 1,2.1023 phân tử oxi, thu được khí CO2 và hơi nước theo tỉ lệ số mol là 1: 2.
1) Tính khối lượng khí CO2 và hơi nước tạo thành?
2) Tìm công thức phân tử của Y, biết tỉ khối của Y đối với H2 bằng 8.
Câu 4: (2,25 điểm)
Hỗn hợp gồm Cu, Mg, Al có khối lượng bằng 20 (g).
Cho hỗn hợp này tác dụng với dung dịch HCl dư, lọc phần kết tủa rửa sạch đem nung trong không khí đến khi phản ứng hoàn toàn thu được sản phẩm có khối lượng 16(g). Cho thêm dung dịch NaOH vào phần nước lọc đến dư. Lọc kết tủa rửa sạch nung ở nhiệt độ cao thu được sản phẩm có khối lượng 8(g).
Tính thành phần phần trăm về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp?
Câu 5: (1,75 điểm)
Cho 0,2 (mol) CuO tác dụng vừa đủ với dung
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Văn Diễn
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)