Đề thi chọn HSG
Chia sẻ bởi Nguyễn Tiến Thi |
Ngày 26/04/2019 |
43
Chia sẻ tài liệu: Đề thi chọn HSG thuộc Sinh học 9
Nội dung tài liệu:
ĐỀ 4
Câu 1. (2,5 điểm)
a) Tại sao phân tử ADN được coi là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử.
b) Một cơ thể, xét hai cặp dị hợp nằm trên nhiễm sắc thể thường, mỗi gen quy định một tính trạng và trội lặn hoàn toàn.
- Kiểu gen của cơ thể đó như thế nào?
- Cho cơ thể đó lai với cơ thể như thế nào để thế hệ sau có ít kiểu gen và kiểu hình nhất?
Câu 2. (2,5 điểm). Cặp gen DD tồn tại trên nhiễm sắc thể thường, mỗi gen đều có chiều dài 0,306µm, có tỉ lệ nuclêôtit loại T : X = 7 : 5. Do đột biến gen D biến đổi thành gen d, tạo nên cặp gen dị hợp Dd. Gen d có số liên kết hiđrô là 2176 liên kết nhưng chiều dài gen không đổi.
a) Xác định dạng đột biến trên.
b) Cơ thể chứa cặp gen Dd xảy ra sự rối loạn phân bào ở giảm phân I sẽ tạo thành những loại giao tử nào? Tính số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử đó.
Câu 3. (2,5 điểm)
a) Hình vẽ dưới đây mô tả một giai đoạn (kỳ) trong chu kì phân bào. Em hãy cho biết đây là kỳ nào của phân bào nguyên phân hay giảm phân. Dựa vào các đặc điểm trong hình vẽ, hãy giải thích tại sao em lại khẳng định như vậy.
b) Cơ thể bình thường có kiểu gen Dd. Đột biến đã làm xuất hiện cơ thể có kiểu gen Od. Loại đột biến nào có thể xảy ra? Nêu cơ chế phát sinh các đột biến đó.
Câu 4. (2,5 điểm). Chiều cao thân, màu sắc hạt và hình dạng hạt là các tính trạng đã được Menđen nghiên cứu. Mỗi tính trạng được quy định bởi một gen phân ly độc lập và được biểu hiện ở dạng trội, lặn như sau:
Tính trạng
Trội
Lặn
Chiều cao thân
Cao: quy ước (A)
Thấp: quy ước (a)
Màu sắc
Vàng: quy ước (B)
Xanh: quy ước (b)
Hình dạng hạt
Tròn: quy ước (D)
Nhăn: quy ước (d)
Nếu một cây có kiểu gen dị hợp tử về cả 3 tính trạng nêu trên tự thụ phấn, tỷ lệ đời con sẽ như thế nào trong các trường hợp sau đây:
a) Tỷ lệ cây dị hợp tử về cả ba tính trạng trội.
b) Tỷ lệ cây đồng hợp tử có kiểu hình thân thấp, hạt xanh và nhăn.
c) Tỷ lệ đồng hợp tử về cây thân cao và hạt vàng, dị hợp tử về hình dạng hạt.
d) Nếu cho cây dị hợp tử về cả 3 tính trạng ở đời con tiếp tục tự thụ phấn thì tỷ lệ kiểu gen đồng hợp và dị hợp của cả 3 tính trạng trên sẽ như thế nào? Trong chọn giống cây trồng người ta sử dụng phép lai này nhằm mục đích gì?
Câu 5. (2,5 điểm). Hai cá thể sinh vật, một có kiểu gen AaBb và một có kiểu gen (chỉ xét trong trường hợp liên kết hoàn toàn)
a) Nêu đặc điểm chung và riêng về kiểu gen của hai loài đó.
b) Làm thế nào để nhận biết được hai kiểu gen nói trên?
Câu 6. (2, 0điểm). Cho hai loài: Loài A có kiểu gen AaBb và loài B có kiểu gen .
a. Viết các loại giao tử và tỉ lệ của chúng khi hai loài trên giảm phân trong điều kiện bình thường không có đột biến xảy ra.
b. Nêu quy luật di truyền chi phối loài A và loài B. Sự khác nhau cơ bản giữa 2 quy luật di truyền đó.
Câu 7: (2 điểm). Một người đàn ông được Bác sĩ kết luận là bị bệnh Đao, em hãy:
Viết kiểu NST của người đàn ông đó.
Nêu nguyên nhân, cơ chế dẫn đến bệnh Đao ở người đàn ông này.
Câu 8: (2 điểm)
Hãy giải thích vì sao thịt nạc của lợn và thịt nạc của bò đều là prôtein nhưng lại khác nhau?
Có thể rút ra kết luận gì từ thực tiễn này?
Câu 9: (1.5 điểm). Khi lai giữa hai cây lưỡng bội thuần chủng, người ta thu được cây tam bội có kiểu gen Aaa
Hãy giải thích cơ chế hình thành cây tam bội trên, viết sơ đồ lai minh ho
Câu 1. (2,5 điểm)
a) Tại sao phân tử ADN được coi là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử.
b) Một cơ thể, xét hai cặp dị hợp nằm trên nhiễm sắc thể thường, mỗi gen quy định một tính trạng và trội lặn hoàn toàn.
- Kiểu gen của cơ thể đó như thế nào?
- Cho cơ thể đó lai với cơ thể như thế nào để thế hệ sau có ít kiểu gen và kiểu hình nhất?
Câu 2. (2,5 điểm). Cặp gen DD tồn tại trên nhiễm sắc thể thường, mỗi gen đều có chiều dài 0,306µm, có tỉ lệ nuclêôtit loại T : X = 7 : 5. Do đột biến gen D biến đổi thành gen d, tạo nên cặp gen dị hợp Dd. Gen d có số liên kết hiđrô là 2176 liên kết nhưng chiều dài gen không đổi.
a) Xác định dạng đột biến trên.
b) Cơ thể chứa cặp gen Dd xảy ra sự rối loạn phân bào ở giảm phân I sẽ tạo thành những loại giao tử nào? Tính số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử đó.
Câu 3. (2,5 điểm)
a) Hình vẽ dưới đây mô tả một giai đoạn (kỳ) trong chu kì phân bào. Em hãy cho biết đây là kỳ nào của phân bào nguyên phân hay giảm phân. Dựa vào các đặc điểm trong hình vẽ, hãy giải thích tại sao em lại khẳng định như vậy.
b) Cơ thể bình thường có kiểu gen Dd. Đột biến đã làm xuất hiện cơ thể có kiểu gen Od. Loại đột biến nào có thể xảy ra? Nêu cơ chế phát sinh các đột biến đó.
Câu 4. (2,5 điểm). Chiều cao thân, màu sắc hạt và hình dạng hạt là các tính trạng đã được Menđen nghiên cứu. Mỗi tính trạng được quy định bởi một gen phân ly độc lập và được biểu hiện ở dạng trội, lặn như sau:
Tính trạng
Trội
Lặn
Chiều cao thân
Cao: quy ước (A)
Thấp: quy ước (a)
Màu sắc
Vàng: quy ước (B)
Xanh: quy ước (b)
Hình dạng hạt
Tròn: quy ước (D)
Nhăn: quy ước (d)
Nếu một cây có kiểu gen dị hợp tử về cả 3 tính trạng nêu trên tự thụ phấn, tỷ lệ đời con sẽ như thế nào trong các trường hợp sau đây:
a) Tỷ lệ cây dị hợp tử về cả ba tính trạng trội.
b) Tỷ lệ cây đồng hợp tử có kiểu hình thân thấp, hạt xanh và nhăn.
c) Tỷ lệ đồng hợp tử về cây thân cao và hạt vàng, dị hợp tử về hình dạng hạt.
d) Nếu cho cây dị hợp tử về cả 3 tính trạng ở đời con tiếp tục tự thụ phấn thì tỷ lệ kiểu gen đồng hợp và dị hợp của cả 3 tính trạng trên sẽ như thế nào? Trong chọn giống cây trồng người ta sử dụng phép lai này nhằm mục đích gì?
Câu 5. (2,5 điểm). Hai cá thể sinh vật, một có kiểu gen AaBb và một có kiểu gen (chỉ xét trong trường hợp liên kết hoàn toàn)
a) Nêu đặc điểm chung và riêng về kiểu gen của hai loài đó.
b) Làm thế nào để nhận biết được hai kiểu gen nói trên?
Câu 6. (2, 0điểm). Cho hai loài: Loài A có kiểu gen AaBb và loài B có kiểu gen .
a. Viết các loại giao tử và tỉ lệ của chúng khi hai loài trên giảm phân trong điều kiện bình thường không có đột biến xảy ra.
b. Nêu quy luật di truyền chi phối loài A và loài B. Sự khác nhau cơ bản giữa 2 quy luật di truyền đó.
Câu 7: (2 điểm). Một người đàn ông được Bác sĩ kết luận là bị bệnh Đao, em hãy:
Viết kiểu NST của người đàn ông đó.
Nêu nguyên nhân, cơ chế dẫn đến bệnh Đao ở người đàn ông này.
Câu 8: (2 điểm)
Hãy giải thích vì sao thịt nạc của lợn và thịt nạc của bò đều là prôtein nhưng lại khác nhau?
Có thể rút ra kết luận gì từ thực tiễn này?
Câu 9: (1.5 điểm). Khi lai giữa hai cây lưỡng bội thuần chủng, người ta thu được cây tam bội có kiểu gen Aaa
Hãy giải thích cơ chế hình thành cây tam bội trên, viết sơ đồ lai minh ho
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Tiến Thi
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)