Đề thi chọn HSG
Chia sẻ bởi Nguễn Thị Hồng Sâm |
Ngày 11/10/2018 |
86
Chia sẻ tài liệu: Đề thi chọn HSG thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
TIỀN HẢI
ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2017-2018
MÔN: NGỮ VĂN 7
(Thời gian làm bài 120 phút)
Câu 1: (8 điểm)
Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau:
“ Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.”
(Mùa xuân của tôi - Vũ Bằng – SGK Ngữ văn 7, tập I)
Câu 2: (12 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước”.
Bằng hiểu biết của mình về bài thơ, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Họ và tên thí sinh..............................................................................
Số báo danh: .................................................Phòng..........................
Câu 1: (8 điểm) 1. Yêu cầu chung: - Học sinh biết cách viết bài văn cảm thụ văn học, trình bày cảm nhận về cái hay cái đẹp của đoạn văn trích trong văn bản “Mùa xuân của tôi” của tác giả Vũ Bằng. - Bài viết có bố cục rõ ràng, mạch lạc. - Diễn đạt lưu loát, văn viết có cảm xúc; chữ viết chuẩn chính tả. 2. Yêu cầu cụ thể: a, Nội dung trình bày: (6 điểm) Học sinh có thể trình bày cảm nhận theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải nêu được những ý cơ bản như sau: - “Mùa xuân của tôi” là phần đầu bài tuỳ bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt trong kiệt tác văn chương Thương nhớ mười hai của nhà văn Vũ Bằng. Đoạn văn được trích nằm ở đầu văn bản “Mùa xuân của tôi” (0,5 điểm) - Đoạn văn mở đầu bằng câu: “ Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.” như một sự khẳng định trực tiếp: Tình yêu mùa xuân của mỗi người là một tình cảm rất tự nhiên. (0,5 điểm) - Bằng nghệ thuật liệt kê, nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu tác giả khẳng định: Tình cảm yêu mến mùa xuân là tình cảm rất tự nhiên của con người, là quy luật tất yếu. (2 điểm) - Diễn tả một cách sâu sắc cảm xúc của nhà văn trước một quy luật rất đỗi tự nhiên trong tình cảm của con người: yêu mùa xuân, yêu tháng giêng…Từ đó tác động mạnh mẽ đến cảm xúc người nghe, người đọc... Ai cũng chuộng mùa xuân và mê luyến mùa xuân nên càng trìu mến tháng giêng, tháng đầu của mùa xuân. (1 điểm) - Một cách viết duyên dáng, mượt mà, làm cho lời văn mềm mại, tha thiết theo dòng cảm xúc, đọc lên ta cứ ngỡ là thơ. Cảm xúc cứ trào ra qua các điệp ngữ đừng, đừng thương, ai bảo được…ai cấm được…ai cấm được…ai cấm được…Chữ thương được nhắc lại tới 4 lần, liên kết với chữ yêu, chữ nhớ đầy ấn tượng và rung động. (1 điểm) - Đoạn văn thể hiện rõ tình cảm, tấm lòng của tác giả Vũ Bằng đối với mùa xuân, với quê hương, đất nước. (0,5 điểm) - Đoạn văn cũng bồi đắp cho em tình yêu, niềm tự hào, trân trọng và gắn bó sâu nặng với quê hương đất nước mình0,5 điểm) b, Hình thức trình bày: (1 điểm) - Bài viết đảm bảo đủ cấu trúc 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài (0,5 điểm) - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm) c, Sáng tạo: (1 điểm) - Thể hiện được cảm nhận riêng, sâu sắc hoặc có ý mới mang tính phát hiện mà vẫn phù hợp.(0,5 điểm) - Có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo. (0,5 điểm) Câu 2: (12 điểm) I. Yêu cầu chung: - HS biết kết hợp kiến thức về VB và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. - Bài viết phải có bố cục rõ ràng; luận điểm đầy đủ, chính xác
TIỀN HẢI
ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2017-2018
MÔN: NGỮ VĂN 7
(Thời gian làm bài 120 phút)
Câu 1: (8 điểm)
Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau:
“ Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.”
(Mùa xuân của tôi - Vũ Bằng – SGK Ngữ văn 7, tập I)
Câu 2: (12 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước”.
Bằng hiểu biết của mình về bài thơ, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Họ và tên thí sinh..............................................................................
Số báo danh: .................................................Phòng..........................
Câu 1: (8 điểm) 1. Yêu cầu chung: - Học sinh biết cách viết bài văn cảm thụ văn học, trình bày cảm nhận về cái hay cái đẹp của đoạn văn trích trong văn bản “Mùa xuân của tôi” của tác giả Vũ Bằng. - Bài viết có bố cục rõ ràng, mạch lạc. - Diễn đạt lưu loát, văn viết có cảm xúc; chữ viết chuẩn chính tả. 2. Yêu cầu cụ thể: a, Nội dung trình bày: (6 điểm) Học sinh có thể trình bày cảm nhận theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải nêu được những ý cơ bản như sau: - “Mùa xuân của tôi” là phần đầu bài tuỳ bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt trong kiệt tác văn chương Thương nhớ mười hai của nhà văn Vũ Bằng. Đoạn văn được trích nằm ở đầu văn bản “Mùa xuân của tôi” (0,5 điểm) - Đoạn văn mở đầu bằng câu: “ Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.” như một sự khẳng định trực tiếp: Tình yêu mùa xuân của mỗi người là một tình cảm rất tự nhiên. (0,5 điểm) - Bằng nghệ thuật liệt kê, nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu tác giả khẳng định: Tình cảm yêu mến mùa xuân là tình cảm rất tự nhiên của con người, là quy luật tất yếu. (2 điểm) - Diễn tả một cách sâu sắc cảm xúc của nhà văn trước một quy luật rất đỗi tự nhiên trong tình cảm của con người: yêu mùa xuân, yêu tháng giêng…Từ đó tác động mạnh mẽ đến cảm xúc người nghe, người đọc... Ai cũng chuộng mùa xuân và mê luyến mùa xuân nên càng trìu mến tháng giêng, tháng đầu của mùa xuân. (1 điểm) - Một cách viết duyên dáng, mượt mà, làm cho lời văn mềm mại, tha thiết theo dòng cảm xúc, đọc lên ta cứ ngỡ là thơ. Cảm xúc cứ trào ra qua các điệp ngữ đừng, đừng thương, ai bảo được…ai cấm được…ai cấm được…ai cấm được…Chữ thương được nhắc lại tới 4 lần, liên kết với chữ yêu, chữ nhớ đầy ấn tượng và rung động. (1 điểm) - Đoạn văn thể hiện rõ tình cảm, tấm lòng của tác giả Vũ Bằng đối với mùa xuân, với quê hương, đất nước. (0,5 điểm) - Đoạn văn cũng bồi đắp cho em tình yêu, niềm tự hào, trân trọng và gắn bó sâu nặng với quê hương đất nước mình0,5 điểm) b, Hình thức trình bày: (1 điểm) - Bài viết đảm bảo đủ cấu trúc 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài (0,5 điểm) - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm) c, Sáng tạo: (1 điểm) - Thể hiện được cảm nhận riêng, sâu sắc hoặc có ý mới mang tính phát hiện mà vẫn phù hợp.(0,5 điểm) - Có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo. (0,5 điểm) Câu 2: (12 điểm) I. Yêu cầu chung: - HS biết kết hợp kiến thức về VB và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. - Bài viết phải có bố cục rõ ràng; luận điểm đầy đủ, chính xác
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguễn Thị Hồng Sâm
Dung lượng: 48,50KB|
Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)