Đề thi chọn Học sinh giỏi lớp 9_Sinh học 9_1

Chia sẻ bởi Lê Trung Chánh | Ngày 15/10/2018 | 34

Chia sẻ tài liệu: Đề thi chọn Học sinh giỏi lớp 9_Sinh học 9_1 thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
MÔN: SINH HỌC 9
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 : (3đ) Viết sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa gen và tính trạng? Nêu bản chất của mối liên hệ ?
Câu 2 : (3đ) So sánh sự giống và khác nhau của đột biến gen và đột biến cấu trúc NST ?
Câu 3 : (4đ) Trình bày quá trình phát sinh giao tử ? Em hãy nêu cơ chế xc định giới tính nam và nữ ?
Câu 4 : (1đ) Cho phân tử ADN :
*Mạch 1 : - A – X – G – T – X – G – A – T – X – G – A – T – X –
*Mạch 2 : - T – G – X – A – G – X – T – A – G – X – T – A – G –
- Hãy tổng hợp phn tử ARN?Biết mạch gốc l mạch 2.
Câu 5 : (3đ) Cho lai 2 giống đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản: hạt máu vàng, vỏ trơn và hạt màu xanh, vỏ nhăn thu được F1 đều hạt màu vàng, vỏ trơn. Sau đó cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có 4 kiểu hình.
a. Viết sơ đồ lai ? (2đ)
b. Từ kiểu gen suy ra 4 kiểu hình trên ? (1đ)
Câu 6: (2đ) Trình bày sự tổng hợp chuỗi axit amin?
Câu 7: (4đ) So sánh quá trình nguyên phân và giảm phân?


( Đáp án

Số câu
Nội dung
Điểm

1
GEN( mARN ( PRÔTÊIN (TÍNH TRẠNG
- Bản chất của mối liên hệ gen ( mARN ( prôtêin ( tính trạng chính là trình tự các Nu trong mạch khuôn của ADN qui định trình tự các axit amin trong cấu trúc bậc 1 của prôtêin. Prôtêin trực tiếp tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của TB, từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ the.
3đ


2
* Giống:
- Đều là những biến đổi xảy ra trên cấu trúc vật chất di truyền trong TB (ADN, NST)
- Đều phát sinh từ tác động của môi trường ngoài hoặc bên trong cơ thể
- Đều di truyền cho thế hệ sau
- Phần lớn gây hại cho bản thân SV
* Khác:
Đột biến gen
Đột biến cấu trúc NST

- Làm biến đổi cấu trúc gen
- Gồm các dạng: mất cặp, thêm cặp, thay cặp nuclêôtit
- Làm biến đổi cấu trúc NST
- Gồm các
dạng: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn


3đ

3
A. Quá trình phát sinh giao tử:
* Giao tử đực
- Các TB mầm ở cơ thể đực nguyên phân nhiều lần liên tiếp tạo ra nhiều tinh nguyên bào, phát triển thành tinh bào bậc I
- Mỗi tinh bào bậc I giảm phân lần 1 tạo thành 2 tinh bào bậc 2, qua giảm phân 2 tạo ra 4 tinh tử phát triển thành 4 tinh trùng (giao tử ♂)
* Giao tử cái
- Các TB mầm ở giao tử cái nguyên phân nhiều lần liên tiếp tạo ra nhiều noãn nguyên bào, phát triển thành noãn bào bậc I
- Mỗi noãn bào bậc I giảm
phân lần 1 tạo ra 1 TB có kích thước lớn là noãn bào bậc II và 1 TB kích thước nhỏ là thể cực thứ nhất. Qua giảm phân 2, noãn bào bậc II tạo ra 1 TB trứng và 1 thể cực thứ 2
B. Cơ chế xc định giới tính
- Trong phát sinh giao tử:
+ Mẹ mang cặp NST giới tính XX tạo ra 1 loại trứng duy nhất X
+ Bố mang cặp NST giới tính XY tạo ra 2 loại tinh trùng với tỉ lệ ngang nhau: một loại mang X và 1 loại mang Y
- Trong thụ tinh:
+ Nếu trứng X được thụ tinh bởi tinh trùng X tạo hợp tử XX ( phát triển thành con gái.
+ Nếu trứng X được thụ tinh bởi tinh trùng Y tạo hợp tử XY ( phát triển thành con trai.
4đ

4
- A – X – G – U – X – G – A- U – X – G – A – U – X -
1đ

5
P Vàng, trơn x Xanh, nhăn
AABB aabb
G/P AB ab
F1 AaBb (100% vàng, trơn)
F1 tạp giao AaBb x AaBb
G/F1 AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab

F2
AB
Ab
aB
ab

AB
AABB
AABb
AaBB
AaBb

Ab
AABb
AAbb
AaBb
Aabb

aB
AaBB
AaBb
aaBB
aaBb

ab
AABb
Aabb
aaBb
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Trung Chánh
Dung lượng: 53,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)