ĐÊ THI 6

Chia sẻ bởi Trương Khắc Hùng | Ngày 14/10/2018 | 55

Chia sẻ tài liệu: ĐÊ THI 6 thuộc Vật lí 6

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT TRIỆU PHONG Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2015-2016
Họ và tên: ................................................... Môn: Vật lí lớp 6
SBD: ..................................... Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)



Câu 1: (2 điểm) Điền cụm từ thích hợp vào dấu .........
a. Người ta đo khối lượng của một vật bằng .......................
b. Đơn vị đo trọng lượng riêng là ......................
c. Cần phải kéo một vật lên cao bằng mặt phẳng nghiêng. Nếu độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng càng lớn thì lực để kéo vật lên càng .................
d. Người ta đo ...................... của một vật bằng bình chia độ.
Câu 2: (2 điểm)
a. Thế nào là hai lực cân bằng ? Cho ví dụ minh họa.
b. Mặt phẳng nghiêng giúp con người làm việc như thế nào? Cho ví dụ minh họa.
Câu 3: (1,5 điểm)
Nêu rõ các bước đo thể tích của một vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ.
Câu 4: (1,5 điểm)
Làm thế nào để đo được khối lượng riêng của một viên bi bằng thủy tinh?
Câu 5: (3 điểm)
Một vật có trọng lượng 5,4N và có thể tích là 200cm3. Tính:
a. Khối lượng của vật.
b. Khối lượng riêng của vật theo đơn vị kg/m3.
c. Trọng lượng riêng của vật theo đơn vị N/m3.
Hết
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)


PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRIỆU PHONG
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN: VẬT LÝ LỚP 6
Câu 1: ( 2 điểm ) Học sinh điền đúng các cụm từ sau: mỗi cụm tù điền đúng chấm 0,5 điểm
a. cân
b. niu tơn/mét khối ( N/m3)
c. lớn
d. thể tích
Câu 2: ( 2 điểm )
a. Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều và tác dụng vào cùng một vật. ( 0,5 điểm )
Hs nêu được ví dụ chấm 0,5 điểm
b. Mặt phẳng nghiêng giúp con người làm việc nhẹ nhàng hơn. ( 0,5 điểm )
Hs nêu được ví dụ chấm 0,5 điểm
Câu 3: ( 1,5 điểm )
- B1: Ước lượng thể tích cần đo để chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN thích hợp.
- B2: Đặt bình chia độ thẳng đứng, đọc kết quả thể tích chất lỏng ban đầu là V1.
- B3: Thả vật nhẹ nhàng chìm hoàn toàn trong chất lỏng.
- B4: Đọc kết quả thể tích chất lỏng là V2..
- B5: Thể tích của vật là: V = V2 - V1.
Câu 4: ( 1,5 điểm )
Dùng cân đo khối lượng của viên bi là m (kg). ( 0,5 điểm )
Dùng bình chia độ đo thể tích của viên bi là V(m3). ( 0,5 điểm )
Tính trọng lượng riêng của viên bi: . ( 0,5 điểm )
Câu 5: ( 3 điểm )
Đổi đơn vị: V = 200cm3 = 0,0002m3. ( 0,5 điểm )
- Khối lượng của vật:  ( 1 điểm )
- Áp dụng công thức tính khối lượng riêng :
 ( 1 điểm ) ( 0,75 điểm )
- Trọng lượng riêng của vật:  ( 0,75 điểm )

Ghi chú: - Học sinh có thể giải bằng cách khác, nêu đúng kết quả và hợp lý vẫn chấm điểm tối đa.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Khắc Hùng
Dung lượng: 37,50KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)