đề thi
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Nga |
Ngày 17/10/2018 |
70
Chia sẻ tài liệu: đề thi thuộc Địa lí 8
Nội dung tài liệu:
THI TÌM HIỂU HIẾN PHÁP NĂM 2013
Họ tên: NGUYỄN THỊ NGA
Chức vụ: GIÁO VIÊN
Đơn vị: TRƯỜNG THCS QUẢNG LIÊN
Câu 1.
Từ năm 1945 khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đến nay, nước ta có mấy bản Hiến pháp? Các bản Hiến pháp đó được Quốc hội thông qua vào ngày, tháng, năm nào?
Trả lời:
Từ năm 1945 khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đến nay, nước ta có 05 bản Hiến pháp.
Hiến pháp 1946: Ngày 28-10-1946, tại Nhà hát lớn Hà Nội, kỳ họp thứ hai của Quốc hội khoá I đã khai mạc. Ngày 9-11-1946, sau hơn mười ngày làm việc khẩn trương, Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà với 240 phiếu thuận, 2 phiếu chống.
Hiến pháp 1959: Ngày 31-12-1959, Quốc hội đã nhất trí thông qua Hiến pháp sửa đổi và ngày 1-1-1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh công bố Hiến pháp.
Hiến pháp 1980:Tại kỳ họp thứ 7 ngày 18-12-1980, Quốc hội khoá VI đã nhất trí thông qua Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980.
Hiến pháp 1992: Ngày 15-4-1992, Quốc hội đã nhất trí thông qua Hiến pháp.
Hiến pháp 2013:Tại kỳ họp thứ 6 ngày 28/11/2013, Quốc hội khóa XIII đã chính thức thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Câu 2.
Bản Hiến pháp mới được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28/11/2013 (Hiến pháp năm 2013) có hiệu lực từ ngày, tháng, năm nào? So với Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) có bao nhiêu điều được giữ nguyên? Có bao nhiêu điều được sửa đổi, bổ sung? Điều sửa đổi, bổ sung nào bạn tâm đắc nhất? Vì sao?
Ngày 28-11-2013, Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 đã thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thay thế cho Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001). Hiến pháp có rất nhiều điểm mới, có hiệu lực từ ngày 1-1-2014.
Hiến pháp năm 2013 có 11 chương, 120 điều, so với Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) chỉ giữ nguyên 7 điều, bổ sung 12 điều mới và sửa đổi 101 điều.
Câu 3.
Điều 2 Hiến pháp năm 2013 khẳng định “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân…”. Bạn hãy nêu và phân tích ngắn gọn các quy định của Hiến pháp năm 2013 về những cách thức để Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước.
Nhà nước của ta là nhà nước của Dân, do Dân và vì Dân. Từ Hiến pháp năm 1946 đến nay đều thống nhất quan điểm đó. Hiến pháp năm 2013 một lần nữa khẳng định:“Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân... do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”.
Hiến pháp không chỉ quy định Nhân dân là chủ thể của Nhà nước, tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân mà còn quy định phương cách Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước của mình. Điều 6 Hiến pháp 2013 ghi: "Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước".
Dân chủ trực tiếp là việc Nhân dân trực tiếp thực hiện quyền lực nhà nước.Tức là Nhân dân thể hiện một cách trực tiếp ý chí của mình (với tư cách là chủ thể quyền lực nhà nước) về một vấn đề nào đó mà không cần thông qua cá nhân hay tổ chức thay mặt mình và ý chí đó có ý nghĩa bắt buộc phải thi hành. Hình thức biểu hiện cụ thể của dân chủ trực tiếp như ứng cử, bầu cử Quốc hội, HĐND, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, trưng cầu dân ý... Các cuộc đối thoại trực tiếp của nhân dân với cơ quan Nhà nước hiện nay cũng là hình thức biểu hiện của dân chủ trực tiếp.
Dân chủ đại diện là hình thức Nhân dân thông qua các cơ quan nhà nước, các cá nhân được Nhân dân ủy quyền để thực
Họ tên: NGUYỄN THỊ NGA
Chức vụ: GIÁO VIÊN
Đơn vị: TRƯỜNG THCS QUẢNG LIÊN
Câu 1.
Từ năm 1945 khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đến nay, nước ta có mấy bản Hiến pháp? Các bản Hiến pháp đó được Quốc hội thông qua vào ngày, tháng, năm nào?
Trả lời:
Từ năm 1945 khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đến nay, nước ta có 05 bản Hiến pháp.
Hiến pháp 1946: Ngày 28-10-1946, tại Nhà hát lớn Hà Nội, kỳ họp thứ hai của Quốc hội khoá I đã khai mạc. Ngày 9-11-1946, sau hơn mười ngày làm việc khẩn trương, Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà với 240 phiếu thuận, 2 phiếu chống.
Hiến pháp 1959: Ngày 31-12-1959, Quốc hội đã nhất trí thông qua Hiến pháp sửa đổi và ngày 1-1-1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh công bố Hiến pháp.
Hiến pháp 1980:Tại kỳ họp thứ 7 ngày 18-12-1980, Quốc hội khoá VI đã nhất trí thông qua Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980.
Hiến pháp 1992: Ngày 15-4-1992, Quốc hội đã nhất trí thông qua Hiến pháp.
Hiến pháp 2013:Tại kỳ họp thứ 6 ngày 28/11/2013, Quốc hội khóa XIII đã chính thức thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Câu 2.
Bản Hiến pháp mới được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28/11/2013 (Hiến pháp năm 2013) có hiệu lực từ ngày, tháng, năm nào? So với Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) có bao nhiêu điều được giữ nguyên? Có bao nhiêu điều được sửa đổi, bổ sung? Điều sửa đổi, bổ sung nào bạn tâm đắc nhất? Vì sao?
Ngày 28-11-2013, Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 đã thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thay thế cho Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001). Hiến pháp có rất nhiều điểm mới, có hiệu lực từ ngày 1-1-2014.
Hiến pháp năm 2013 có 11 chương, 120 điều, so với Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) chỉ giữ nguyên 7 điều, bổ sung 12 điều mới và sửa đổi 101 điều.
Câu 3.
Điều 2 Hiến pháp năm 2013 khẳng định “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân…”. Bạn hãy nêu và phân tích ngắn gọn các quy định của Hiến pháp năm 2013 về những cách thức để Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước.
Nhà nước của ta là nhà nước của Dân, do Dân và vì Dân. Từ Hiến pháp năm 1946 đến nay đều thống nhất quan điểm đó. Hiến pháp năm 2013 một lần nữa khẳng định:“Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân... do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”.
Hiến pháp không chỉ quy định Nhân dân là chủ thể của Nhà nước, tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân mà còn quy định phương cách Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước của mình. Điều 6 Hiến pháp 2013 ghi: "Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước".
Dân chủ trực tiếp là việc Nhân dân trực tiếp thực hiện quyền lực nhà nước.Tức là Nhân dân thể hiện một cách trực tiếp ý chí của mình (với tư cách là chủ thể quyền lực nhà nước) về một vấn đề nào đó mà không cần thông qua cá nhân hay tổ chức thay mặt mình và ý chí đó có ý nghĩa bắt buộc phải thi hành. Hình thức biểu hiện cụ thể của dân chủ trực tiếp như ứng cử, bầu cử Quốc hội, HĐND, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, trưng cầu dân ý... Các cuộc đối thoại trực tiếp của nhân dân với cơ quan Nhà nước hiện nay cũng là hình thức biểu hiện của dân chủ trực tiếp.
Dân chủ đại diện là hình thức Nhân dân thông qua các cơ quan nhà nước, các cá nhân được Nhân dân ủy quyền để thực
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Nga
Dung lượng: 81,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)