đề thi

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Trung | Ngày 14/10/2018 | 46

Chia sẻ tài liệu: đề thi thuộc Vật lí 6

Nội dung tài liệu:

Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
trong môn vật lý 8
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Như chúng ta đã biết, thế kỷ XXI - Thế kỷ của công nghệ thông tin đã đem lại cho loài người một khối lượng trí tuệ khoa học khổng lồ và đương nhiên tạo ra cho mỗi chúng ta nhiều vận hội mới. Tuy nhiên chúng ta sẽ phải đứng trước nhiều sự lựa chọn sàng lọc vô cùng khó khăn, sự lựa chọn có thể là duy nhất và không cho phép sai lầm. Do vậy năng lực giải quyết vấn đề của mỗi người sẽ là yếu tố quyết định tới sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Trong năm học 2010 - 2011 ngành giáo dục tăng cường đổi mới cho phù hợp với sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, cũng như đào tạo những con người mới nhằm xây dựng thành phố cảng Hải Phòng xứng đáng là đô thị loại một cấp quốc gia. Xã hội đang trên đà phát triển theo cơ chế thị trường, cạnh tranh gay gắt thì sự phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn là năng lực cần thiết cho mỗi con người. Để đáp ứng được yêu cầu thực tại đó đòi hỏi giáo dục phải đổi mới về mọi mặt. Mục tiêu của ngành giáo dục hiện nay là đào tạo những con người có khả năng lao động tự chủ, năng động sáng tạo, có năng lực giải quyết các vấn đề, tự lo được việc làm, lập nghiệp và thăng tiến trong cuộc sống.
Để đạt được mục tiêu trên thì ngay từ trong các nhà trường, việc bồi dưỡng năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh là hết sức cần thiết và cấp bách. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta, nhân dân ta đang ra sức thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Do vậy dạy học phải hướng vào việc khơi dậy, rèn luyện và phát triển tư duy bằng phương pháp dạy học sao cho học sinh được học tập tích cực, tự giác, hoạt động đó thể hiện bằng năng lực “Phát hiện và giải quyết vấn đề ” trong từng bài tập, từng tiết học. Phương pháp dạy học này có nhiều thuận lợi phù hợp với sách giáo khoa mới.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Hội nghị lần hai ban chấp hành TW khoá VIII đã đề ra tư tưởng chỉ đạo phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong đó nêu rõ nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là: Nhằm xây dựng con người và thế hệ mới tha thiết với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, gìn giữ và phát huy giá trị văn hoá của dân tộc, có năng lực phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghiệp hiện đại, có tư duy sáng tạo, có sức khoẻ và là những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “ hồng” vừa “ chuyên” như lời dặn của Bác Hồ.
Thực trạng nói trên đặt ra một yêu cầu cấp bách là phải sớm đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường nói chung và THCS nói riêng. Một trong các hướng dạy học đổi mới ở nước ta là: Dạy học “Phát hiện và giải quyết vấn đề ” - Đây không phải là vấn đề hoàn toàn mới đối với chúng ta. Trên cơ sở đó giáo viên phải giúp học sinh nhận thức được các vấn đề:
- Học để biết, để nâng cao trình độ tiếp cận thông tin trong thời đại mới.
- Học để làm, để lao động có năng suất cao, từ đó làm giàu cho bản thân và góp phần làm giàu cho đất nước.
- Học để chung sống, để hoà nhập với cộng đồng.
- Học để tự khẳng định mình.
Muốn đạt được những mục tiêu trên thì dạy học phải hướng vào việc khơi dậy, rèn luyện và phát triển tư duy bằng phương pháp dạy học sao cho học sinh tự phát hiện và giải quyết vấn đề.
 Luật giáo dục nước CHXHCN Việt Nam năm 1998 chương II điều 4 đã khẳng định: Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên. Muốn đạt được điều đó phương pháp dạy học cần hướng vào việc tổ chức cho người học tự phát hiện và giải quyết vấn đề.
 Thực tế hiện nay chất lượng giáo dục bậc THCS nhìn chung chưa cao, phương pháp giáo dục nhìn chung có sự đổi mới nhưng sự đổi mới diễn ra còn chậm, một thành phần không nhỏ học sinh còn bị động
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Trung
Dung lượng: 140,00KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)