De thi

Chia sẻ bởi Trần Văn Phương | Ngày 11/10/2018 | 42

Chia sẻ tài liệu: de thi thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

SỞ GD-ĐT QUẢNG TRỊ
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN

ĐỀ THI HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2009- 2010
MÔN: VĂN - LỚP 11 (Chương trình chuẩn)
Thời gian làm bài :90 phút (Không kể thời gian giao đề)


Câu 1 (2 điểm): Trình bày những giá trị nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.

Câu 2 (2 điểm): Trình bày những đặc trưng của ngôn ngữ báo chí? Phân tích những đặc trưng của ngôn ngữ báo chí qua bản tin sau:
“ Theo Roi-tơ, ngày 30 tháng 7, Mỹ đưa ra Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc một dự thảo nghị quyết về việc triển khai một lực lượng đa quốc gia ở Li-bê-ri-a, trong khi ba tàu chiến chở quân Mỹ đang tiến gần bờ biển nước này sẵn sàng tham gia ngừng bắn lại Li-bê-ri-a.
( Báo Nhân dân, ngày 1 – 8 – 2003)

Câu 3 (6 điểm): Anh (chị ) hãy phân tích nhân vật quản ngục trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân và làm rõ ý kiến nhận xét của tác giả : “Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằn tàn nhẫn, bằng lừa lọc, tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”.
( SGK 11 (Cơ bản)- trang 110- NXBGD 2007)

((((((((((((




















SỞ GD-ĐT QUẢNG TRỊ
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2009 - 2010
MÔN :VĂN - LỚP 11 (Chương trình chuẩn)

Câu 1: Học sinh trả lời theo các ý sau:
- Giá trị nội dung (1 điểm):
+ Đề cao lý tưởng, đạo lý nhân nghĩa
+ Thể hiện lòng yêu nước, thương dân
- Giá trị nghệ thuật (1 điểm):
+ Thơ văn mang đậm chất trữ tình
+ Ngôn ngữ hình tượng nghệ thuật, lời kể… mang màu sắc Nam Bộ
Câu 2 :
- Trình bày đúng ( chỉ nêu, không phân tích) 3 đặc trưng của ngôn ngữ báo chí
+ Tính thông tin thời sự
+ Tính ngắn gọn
+ Tính sinh động, hấp dẫn
(Mỗi ý đúng 0,25 điểm)
+ Nếu học sinh phân tích rõ các đặc trưng của ngôn ngữ báo chí cho thêm 0,25 điểm.
- Học sinh thực hành phân tích đặc trưng của ngôn ngữ báo chí qua 1 bản tin:
+ Tính thời sự: thời gian, địa điểm, sự kiện chính xác, cập nhật
+ Tính ngắn gọn: mỗi câu là một thông tin cần thiết
+ Tính sinh động, hấp dẫn: thông tin 2 việc làm của Mỹ khiến dư luận không đồng tình ( Trình dự thảo triển khai lực lượng đa quân trong khi Mỹ đã và đang triển khai đơn quan ở Li-bê-ri-a.)
( Mỗi ý đúng cho 0,25 điểm, cho thêm 0,25 điểm khi học sinh trình bài gãy gọn, diễn đạt trong sáng, mạch lạc)

Câu 3:
Yêu cầu: Học sinh cần làm rõ được các ý chính sau đây:
1.Học sinh nắm được những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm, cảm hứng chủ đạo của tác giả khi xây dựng truyện ngắn “Chữ người tử tù”, đặc biệt nhân vật viên quản ngục.
- .Phần mở bài nêu được những nét chính về tác giả Nguyễn Tuân, vị trí của Nguyễn Tuân trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam.
- Nêu được những nét chính về tập truyện “Vang bóng một thời” của tác giả, khái quát những nét chủ yếu về tác phẩm “Chữ người tử tù”và nhân vật quản ngục
(1 điểm)
2. Học sinh phân tích được tính cách nhân vật quản ngục và chứng minh đó là “là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”.
- Là một người làmnghề coi tù, là công cụ trấn áp của bộ máy thống trị đương thời nhưng viên quản ngục lại có thú chơi thanh cao – thú chơi chữ
- Viên quản ngục biết trân trọng giá trị con người, biết trân trọng những giá trị văn hoá. Điều đó thể hiện qua hành động và việc làm của ông:
+ Dám chơi chữ của một kẻ đại nghich là Huấn Cao
+ Dám xin chữ tử tù ngay trong nhà ngục
+ Kiên trì, nhẫn nhục để có được chữ của Huấn Cao.
+ Thành kính đón nhận chữ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Văn Phương
Dung lượng: 40,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)