De thi

Chia sẻ bởi Phạm Thị Dương | Ngày 11/10/2018 | 51

Chia sẻ tài liệu: de thi thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Trường THCS Phương Trung
Họ và tên………………………..
Lớp…………………………….

Điểm

Nhận xét của giáo viên









Phần I: Trắc nghiệm: ( 10 điểm)Khoanh tròn vào chữ cái mà em cho là đúng nhất:
Câu 1: Phần mở bài có vai trò như thế nào trong một văn bản?
A: Giới thiệu sự vật, sự việc, nhân vật B: Giới thiệu các nội dung của văn bản
C: Nêu diễn biến của các sự việc, nhân vật D: Nêu kết quả của sự việc, câu chuyện.
Câu 2: Dòng nào sau đây không phù hợp khi so sánh với yếu tố mạch lạc trong một văn bản
A: Mạch máu trong một cơ thể B: Mạch giao thông trên đường phố
C: Dòng nhựa sống trong một cái cây. D: Trang giấy trong một quyển vở
Câu 3: Trong những yếu tố sau yếu tố nào không cần có khi định hướng tạo lập văn bản
A: Đối tượng ( Nói, viết cho ai?) B: Nội dung ( Nói, viết về cái gì)
C: Thời gian (Văn bản đựợc nói, được viết lúc nào) D: Cách thức ( Nói viết như thế nào).
Câu 4: Dòng nào sau đây ghi đúng các bước tạo lập văn bản?
A: Định hướng, xây dựng bố cục B: Xây dựng bố cục, diễn đạt thành câu, đoạn hoàn chỉnh
C: Xây dựng bố cục, diễn đạt thành câu, kiểm tra lại D: Cả A, B, C đều đúng.
Câu 5: Văn biểu cảm là:
A: Là văn bản đựợc viết ra để kể cho mọi người biết về một câu chuyện cảm động
B: Là một văn bản được viết bằng thơ
C: Là văn bản nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của người viết, khơi gợi sự đồng cảm ở người đọc
D: Là văn bản được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tươngr, một quan điểm nào đó.
Câu 6: Đề bài nào sau đây không phải là đề văn biểu cảm
A: Những suy nghĩ của em sau khi học xong văn bản “ Hoa học trò”
B: Vui buồn tuổi học trò
C: Cảm nghĩ về tình cảm của tác giả văn bản “ Hoa học trò”
D: Hãy phân tích để làm rõ chủ đề của văn bản “ Hoa học trò”
Cây 7: Câu hỏi nào không phù hợp cho việc tìm hiểu đề văn biểu cảm .
A: Bài văn được viết theo phương thức biểu đạt nào
B: Tình cảm và suy nghĩ cần hướng về đối tượng nào
C: Dung lượng bài viết khoảng bao nhiêu
D: Người bộc lộ cảm xúc xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp trong văn bản.
Câu 8: Có mấy cách lập ý thường gặp trong văn biểu cảm ?
A: Một cách B: Hai cách C: Ba cách D: Bốn cách.
Câu 9: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học là?
A: Là phân tích tư tưởng chủ đề nêu bật giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
B: Là bình luận cái hay, cái đẹp được phản ánh trong tác phẩm
C: Là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm
D: Là chứng minh rằng tác phẩm đó độc đáo về nội dung và hình thức, khác hẳn các tác phẩm cùng đề tài và cùng chủ đề.
Câu 10: Muốn phát biểu suy nghĩ, cảm xúc, người ta thường làm như thế nào?
A: Dùng phương thức lập luận để xác định rõ đối tựơng biểu cảm
B: Dùng phương thức tự sự để thật chi tiết những gì nói ra với đối tượng biểu cảm
C: Dùng phương thức miêu tả để tả cụ thể, tỉ mỉ, làm cho người đọc hình dung ra đối tượng biểu cảm
D: Dùng phương thức tự sự và miêu tả để gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc.
Câu 11:Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm phải tuân thủ theo nguyên tắc nào?
A: Tự sự và miêu tả chỉ nhằm khơi gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối
B: Miêu tả thật chi tiết và cụ thể, tỉ mỉ
C: Tự sự và miêu tả cần kết hợp với nhau, hỗ trợ cho nhau
D: Tự sự nhằm mục đích kể nên cần kể thật đầy đủ.
Câu 12: Theo em chùm ca dao “ Những câu hát than thân” thuộc kiểu văn bản gì?
A- Văn bản tự sự C-Văn bản biểu cảm
B- Văn bản miêu tả D-Văn bản tự sự ,biểu cảm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Dương
Dung lượng: 17,23KB| Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)