Đề tham khảo HKI Sinh_9 số 7

Chia sẻ bởi Mai Đức Tâm | Ngày 15/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: Đề tham khảo HKI Sinh_9 số 7 thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:


ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
MÔN SINH HỌC 9
Thời gian làm bài 45 phút (không kể giao đề)


Họ, tên : …………........................................................ Số báo danh:..........................
Mã đề số 210

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,5 điểm)
Câu 1: Chọn phương án SAI. Trong cấu trúc của một đoạn AND, liên kết hidro được hình thành giữa các nuclêotit là
A. A – T và G – X. B. X – G và T – A. C. A – G và T – A. D. G – X và T – A.
Câu 2: Loại ARN nào có chức năng truyền đạt thông tin di truyền ?
A. ARN vận chuyển. B. ARN thông tin.
C. ARN ribôxôm. D. ARN vận chuyển, thông tin, ribôxôm.
Câu 3: Ở ruồi giấm, bộ NST 2n = 8. Một tế bào đang ở kì sau của giảm phân II sẽ có số NST đơn là
A. 2. B. 8. C. 16. D. 4.
Câu 4: Thể đa bội thường gặp ở
A. thực vật. B. người. C. vi sinh vật. D. động vật.
Câu 5: Nhóm thức ăn cung cấp nhiều protein cho bữa ăn hàng ngày là
A. bia, rượu, nước ngọt có gaz B. thịt, cá, đậu hủ.
C. trái cây, rau củ. D. cơm, bánh mì.
Câu 6: “Nhờ đề ra phương pháp …………. các thế hệ lai, Menden đã phát minh ra các quy luật di truyền từ thực nghiệm, đặt nền móng cho di truyền học”. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu trên.
A. thống kê B. thực nghiệm C. phân lập D. phân tích
Câu 7: Dạng đột biến cấu trúc NST gây hậu quả lớn nhất là
A. mất đoạn NST. B. lặp đoạn và mất đoạn NST. C. đảo đoạn NST. D. lặp đoạn NST.
Câu 8: Trong chu kì phân bào, sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở
A. kì đầu. B. kì giữa. C. kì trung gian. D. kì sau.
Câu 9: Để xác định độ thuần chủng của giống, cần thực hiện phép lai
A. với cơ thể đồng hợp trội. B. phân tích (cơ thể đồng hợp lặn).
C. với cơ thể dị hợp. D. với cơ thể đồng hợp trội và cơ thể dị hợp.
Câu 10: “Đột biến gen là những biến đổi trong …………. của gen. Đột biến gen xảy ra do ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và ngoài cơ thể tới phân tử AND, xuất hiện trong điều kiện tự nhiên hoặc do con người gây ra”. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu trên.
A. tính trạng B. cấu trúc C. kiểu hình D. kiểu gen
Câu 11: Điểm khác nhau cơ bản giữa thường biến và đột biến là
A. thường biến có lợi còn đột biến có hại.
B. thường biến không liên quan đến kiểu gen.
C. thường biến không do kiểu gen quy định.
D. thường biến không di truyền còn đột biến di truyền được.
Câu 12: Cơ chế xác định giới tính ở các loài sinh vật đơn tính
A. do con nào to, khỏe, chắc. B. do con đực quyết định.
C. do con cái quyết định. D. tùy thuộc giới nào là giới dị giao tử.
Câu 13: Biến dị di truyền được là
A. thường biến. B. biến dị tổ hợp và đột biến. C. biến dị tổ hợp. D. đột biến.
Câu 14: Ở người, các loại bệnh tật di truyền liên kết với giới tính có đặc điểm là
A. biểu hiện không đồng đều ở hai giới. B. biểu hiện đồng đều ở cả hai giới.
C. chỉ biểu hiện ở người nữ. D. chỉ biểu hiện ở người nam.
Câu 15: Chọn kết quả SAI ở giao tử của F1 trong sơ đồ lai sau:
P : AABB x aabb
GP : AB ab
F1 : AaBb
 là A. AB. B. Ab. C. aB. D. Aa.
Câu 16: Biến dị nào có vai trò là nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa ?
A. thường biến. B. thường biến và biến dị tổ hợp.
C. đột biến và biến dị tổ hợp. D. đột biến.
Câu 17: Điều kiện quan trọng nhất để nghiệm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mai Đức Tâm
Dung lượng: 83,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)