Đề tham khảo hk2 09-10 Văn 7_1

Chia sẻ bởi Đặng Tấn Trung | Ngày 11/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: Đề tham khảo hk2 09-10 Văn 7_1 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

ĐỀ THI HỌC KỲ II
Môn: Ngữ văn 7
Thời gian: 90 phút

I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
CÂU HỎI
ĐÁP ÁN
GHI CHÚ

1. Theo Hoài Thanh thì nguồn gồc cốt yếu của văn chương là gì?
A. Khát vọng sáng tạo .
B. Chất tài hoa tài tử.
C. Tình cảm, lòng vị tha.
D. Sự thi thố tài năng.
2. Thế nào là tục ngữ? Chọn đáp án đúng nhất:
A. Là câu nói ngắn gọn lưu truyền trong dân gian.
B. Là câu nói dân gian hàm chứa bài học kinh nghiệm.
C. Là câu nói ngắn gọn của dân gian để răn dạy.
D. Là những câu nói của dân gian ngắn gọn, có vần điệu, hình ảnh, hàm chứa những bài học, những kinh nghiệm sống, làm ăn, … được lưu truyền.
3. Trong 2 câu sau, câu nào là câu bị động?
A. Văn chương còn sáng tạo ra sự sống.
B. Sự sống còn được văn chương sáng tạo ra.
4. Trong 2 câu văn sau, câu nào là câu chủ động?
A. Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẳn có…..
B. Những tình cảm ta không có nhờ văn chương gây cho ta, những tình cảm ta sẳn có được văn chương luyện cho ta.
5. Trong cảnh mưa gió tầm tã nước sông cuồn cuộn dâng lên,…. Viên quan phụ mẫu đi đâu và làm gì? chọn ý đúng.
A. Đi kiểm tra tình hình đê điều.
B. Đi đôn đốc việc hộ đê.
C. Đi chơi bài bạc (đánh tổ tôm) với bọn thuộc hạ.
D. Dầm mưa dãi nắng đi chống lũ lụt.
6.Tác phẩm “ Sống chết mặc bay” thuộc loại văn bản nào?
A. Trữ tình.
B. Nghị luận.
C. Tự sự.
D. Thuyết minh.
7. Các cụm danh từ được tác giả sử dụng như: “Quan phụ mẫu”, “Một vì phúc tình” mang ý nghĩa gì? Chọn ý đúng.
A. Vô cùng tôn kính.
B. Một vị quan mà dân chúng được tắm gội nhiều mưa móc.
C. Một vị quan hết lòng vì dân, là đầy tớ của dân.
D. Bị tác giả châm biếm, khinh bỉ, lên án gay gắt.

8. Câu in đậm trong đoạn văn sau đây có phải là câu đặc biệt không? “ Cây tre Việt Nam, Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm. Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.”
A. Đúng.
B. Sai.
10. Tác giả đã sử dụng những thao tác nào trong văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ”?
A. Giải thích.
B. Chứng minh + bình luận.
C. Giải thích + chứng minh + bình luận.
D. Giải thích + bình luận.
11. Tại sao trước những lời thao thao bất tuyệt kéo dài hàng giờ của Varen, thái độ của Phan Bội Châu lại cứ “im lặng dửng dưng”? Chọn đáp án đúng.
A. Vì Phan Bội Châu không biết tiếng Pháp.
B. Vì Phan bội Châu không hiểu Va-ren.
C. Vì Va-ren không hiểu Phan Bội Châu.
D. Vì Phan Bội Châu vô cùng tởm lợm và khinh bỉ tên toàn quyền Đông Dương này.
12. Trong các ví dụ sau, ví dụ nào không có cụm chủ – vị làm mở rộng:
A. Chúng em học giỏi và chăm ngoan nên cha mẹ và thầy cô rất vui mừng.
B. Anh em hoà thuận thì hai thân vui vầy.
C. Chúng ta vô cùng tự hào tiếng Việt giàu đẹp.
D. Đứng trên cao nhìn xuống cánh đồng mới thấy quê hương ta ngày càng đổi thay, vô cùng giàu đẹp và dào dạt sức sống.

C





D






B


A




C





C




D





A






C





D







C









II. TỰ LUẬN (7đ)
Giải thích câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”.

ĐÁP ÁN

TỰ LUẬN:
1. Yêu cầu chung:
HS nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận. Bố cục chặt chẽ, rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
2.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Tấn Trung
Dung lượng: 37,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)