đề tài quản ly 2009
Chia sẻ bởi Ngô Thanh Tùng |
Ngày 12/10/2018 |
53
Chia sẻ tài liệu: đề tài quản ly 2009 thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
PHẦN I : MỞ ĐẦU
1/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển tòan diện, có đạo đức , tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân , đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục XHCN có tính nhân dân, dân Tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Cho nên phát triển giáo dục , xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của nhà nước và của tòan dân. Mọi tổ chức , gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an tòan.
Hoạt động giáo dục phải thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành , giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
Cho nên xã hội hóa công tác giáo dục là một tư tưởng lớn của Đảng và nhà nước ta. Tư tưởng đó là một sự đúc kết truyền thống hiếu học, đề cao sự học tập và chăm lo học hành của nhân dân ta từ hàng nghìn năm lịch sử. Do đó công tác giáo dục ngày nay được nhân dân ta nhận thực rõ vị trí quan trọng của nó vì lợi ich quốc gia, lợi ích cộng đồng, lợi ich gia đình và từng cá nhân. Vì vậy các hình thức xã hội tham gia cùng làm giáo dục ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, trở thành nhân tố mới góp phần giải quyết hàng loạt vấn đề cụ thể trong công tác giáo dục, khắc phục một số khó khăn lớn, tạo điều kiện cơ bản cần thiết để làm giáo dục, nâng cao chất lượng thực hiện mục tiêu dân trí, nhân lựcvà nhân tài. Xã hội hóa công tác giáo dục là một giải pháp giáo dục phù hợp với giai đọan phát triển kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa . Góp phần giải quyết những khó khăn của từng địa phương , làm cho giáo dục phục vụ tốt các mục tiêu kinh tế- xả hội địa phương, góp phần vào tiến độ phát triển xã hội và công bằng xã hội.
Hiện nay do sự nhận thức , sự quan tâm của các cấp chính quyền và càc tổ chức dòan thể xã hội ở địa phương đối với sự phát triển giáo dục chưa đúng mức, dẫn đến sự đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học phục vụ cho công tác giáo dục đào tạo còn nhiều thiếu thốn .
- Do đời sống kinh tế của quần chúng nhân dân chủ yếu làm nghề nông nghiệp dẫn đến hòan cảnh kinh tế đời sống gia đình học sinh gặp rất nhiều khó khăn , nên sự quan tâm đến của phụ huynh đối với việc học tập của con em còn nhiều hạn chế .
- Do sự nhận thức của bà con đồng bào dân tộc thiểu số về công tác phát triển giáo dục còn thấp , dẫn đền công tác tuyên truyền vận động thực hiện xã hội hóa giáo dục ở địa phương còn gặp rất nhiều khó khăn.
Vì vậy , đó là lý do chúng tôi chọ đề tài:” Một số biện pháp đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục ở các Trường tiểu học vùng đồng bào dân tộc thiểu số- huyện Đơn Dương.” Để nghiên cứu nhằm tìm ra một số giải pháp cơ bản phù hợp góp phần đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Đơn Dương, để đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đọan phát triển hiện nay .
2/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Để đánh giá thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Đơn Dương. Nhằm tìm ra các giải pháp phù hợp để thúc đẩy công tác xã hội hóa giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục tòan diện cho học sinh.
3/ ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU :
Do điều kiện về thời gian và khả năng của mình , với đề tài này chúng tôi chủ yếu nghiên cứu về công tác xã hội hóa giáo dục ở một số trường tiểu học vùng đồng bào dân tộc thiểu số – huyện Đơn Dương trong những năm học
( kề từ năm học 2005 – 2006 đến năm học 2007-2008). Đồng thời đề ra một số biện pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục trong những năm học tiếp theo.
4/ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU :
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ngô Thanh Tùng
Dung lượng: 368,78KB|
Lượt tài: 1
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)