Đề Sinh Ninh hòa 2008 - 2009

Chia sẻ bởi Nguyễn Tiển | Ngày 15/10/2018 | 43

Chia sẻ tài liệu: Đề Sinh Ninh hòa 2008 - 2009 thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

UBND HUYỆN NINH HÒA ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN
PHÒNG GD – ĐT NINH HÒA NĂM HỌC: 2008-2009
MÔN: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)


Câu 1: (2,25đ) Thế nào là giâm cành, chiết cành, ghép cây ? Nêu lợi ích của việc giâm cành, chiết cành và ghép cây.
Câu 2: (3,25đ) Hãy nêu đặc điểm đặc trưng của thú móng guốc. Phân biệt các bộ thú móng guốc và lấy ví dụ minh họa cho mỗi bộ.
Câu 3: (3đ) Nêu nguồn gốc các tác nhân gây hại và ảnh hưởng của nó đến hệ hô hấp và sức khỏe của con người ?
Câu 4: (3,5đ) So sánh kết quả lai phân tích F1 trong hai trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết của 2 cặp tính trạng. Nêu ý nghĩa của di truyền liên kết trong chọn giống.
Câu 5: (4đ) Vì sao nói prôtêin có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể ? Lấy ví dụ minh họa cho mỗi vai trò của prôtêin.
Câu 6: (4đ) Ở hoa dạ lan, màu hoa đỏ là tính trạng trội so với màu hoa trắng. Giao phấn giữa hai cây P thu được F1, rồi tiếp tục cho các cây F1 giao phấn thu được F2 có 90 cây hoa đỏ, 208 cây hoa hồng và 87 cây hoa trắng.
a) Giải thích đặc điểm di truyền của màu hoa. Xác định kiểu gen, kiểu hình của P và của F1.
b) Viết sơ đồ lai từ P đến F2. Nếu cho F1 lai phân tích thì kết quả thế nào ?
c) Có cần kiểm tra tính thuần chủng của cây có hoa đỏ bằng phép lai phân tích không ? Tại sao ?

--- Hết ---








UBND HUYỆN NINH HÒA HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM
PHÒNG GD – ĐT NINH HÒA KỲ THI CHỌN HSG LỚP 9 CẤP HUYỆN
NĂM HỌC: 2008-2009
MÔN: SINH HỌC
Câu
Nội dung
Điểm

1
- Giâm cành là cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi cắm xuồng đất ẩm cho cành đó bén rễ, phát triển thành cây mới.
- Chiết cành là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới.
- Ghép cây là dùng một bộ phận sinh dưỡng (mắt ghép, chồi ghép, cành ghép) của một cây gắn vào một cây khác (gốc ghép) cho tiếp tục phát triển.
- Ích lợi: + Tạo cây mới nhanh hơn trồng bằng hạt
+ Có thể duy trì các đặc điểm tốt ở cây mẹ
+ Có thể tạo kết hợp nhiều đặc tính mong muốn trên 1 cây (ghép)

0,5đ

0,5đ

0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ

2
- Đặc điểm đặc trưng của thú móng guốc:
+ Có số lượng ngón chân tiêu giảm, đốt cuối của mỗi ngón có sừng bao bọc gọi là guốc.
+ Thú móng guốc di chuyển nhanh vì thường có chân cao; trục ống chân, cổ chân, bàn và ngón gần như thẳng hàng và chỉ có những đốt cuối của ngón có guốc mới chạm đất nên diện tích tiếp xúc với đất ít.
- Phân biệt các bộ thú móng guốc:
+ Bộ guốc chẵn: Gồm thú móng vuốt có 2 ngón chân giữa phát triển bằng nhau, đa số sống thành đàn, có loài ăn tạp, có loài ăn thực vật, nhiều loài nhai lại.
Ví dụ: Heo, bò, hươu, …
+ Bộ guốc lẻ: Gồm thú móng guốc có 1 ngón chân giữa phát triển hơn cả, ăn thực vật, không nhai lại; không có sừng, sống theo đàn hoặc có sừng và sống đơn độc.
Ví dụ: Voi, tê giác, ngựa …


0,5đ


0,75đ



0,75đ
0,25đ


0,75đ
0,25đ

3
- Bụi: Do cháy rừng, khai thác than, đá … bụi sẽ theo đường dẫn khí vào phổi gây nên bệnh bụi phổi.
- Khí nitơ oxit: Do khí thải của ô tô, xe máy … gây viêm, sưng lớp niêm mạc gây cản trở trao đổi khí và có thể gây chết ở liều cao.
- Lưu huỳnh ôxit: Do khí thải sinh hoạt và công nghiệp, làm cho các bệnh hô hấp thêm trầm trọng.
- Cacbon ôxit: Có trong khí thải công nghiệp, khói thuốc lá … chiếm chỗ của oxy trong máu làm giảm hiệu quả hô hấp và có thể gây chết.
- Các chất độc hại: Trong khói thiốc lá có nicôtin, nitzơramin … làm tê liệt lớp lông rung phế quản, giảm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Tiển
Dung lượng: 57,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)