Đề ôn luyện HSG- văn 9

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hoàn | Ngày 11/10/2018 | 27

Chia sẻ tài liệu: Đề ôn luyện HSG- văn 9 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Đề kiểm tra học sinh giỏi lớp 9
Môn: ngữ văn
Thời gian làm bàI: 150 phút.

Đề 1

Câu 1. (1 điểm)
“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng
(Nguyễn Khoa Điềm – Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ)
Hãy xác định hình ảnh mặt trời trong câu thơ nào được tác giả sử dụng với tư cách là biện pháp tu từ, đó là biện pháp tu từ gì?
Phân tích giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ đó?
Câu 2. (1,5 điểm )
Sự chuyển đổi đại từ “tôi” sang “ta” trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” có phải là ngẫu nhiên vô tình của tác giả hay không? Vì sao?
Câu 3. (1,0 điểm)
Chi tiết chiếc lược ngà có vai trò như thế nào trong truyện “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Thành Long.
Câu 4. (1,5 điểm)
Viết một đoạn văn dài khoảng 7 – 10 câu theo lối diễn dịch, trình bày những cảm nhận của em về tâm trạng Thúy Kiều ở lầu Ngưng Bích. Trong đoạn có sử dụng các từ: thất vọng, bơ vơ, thăm thẳm, lênh đênh, thương nhớ.
Câu 5. (5,0 điểm)
Có ngời nhận xét “Lặng lẽ Sa pa” là một bài thơ bằng văn xuôi ngợi ca vẻ đẹp trong sự lặng lẽ tỏa hưong của thiên nhiên và con người.
Phân tích truyện ngắn “ Lặng lẽ sa pa” của Nguyễn Thành Long để làm rõ ý kiến trên










biểu đIểm và đáp án đề thi học sinh giỏi lớp 9
Môn: ngữ văn
Đề 1
Câu 1.
Câu thơ thứ hai mang hình ảnh mặt trời được tác giả sử dụng với tư cách là biện pháp tu từ và đó là biện pháp tu từ ẩn dụ. (1đ)
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng
“ Mặt trời” chỉ có em bé trên lưng mẹ. (0,25đ)
Tác giả đã ngầm ví mặt trời của mẹ Tà ôi chính là là em bé. Mặt trời được được đem ra làm biểu tượng cho sự sông, cho niềm tin của một ngời mẹ đối với con. Qua đó cũng bộc lộ một tình yêu nóng bỏng bằng tình mẹ con. (0,5đ)
Qua phân tích trên ta thấy ẩn dụ là một biện tu từ có tính biểu cảm mãnh mẽ, phong phú. Nó làm đa dạng hóa hình tượng, hình ảnh qua đôi mắt và trái tim cảm nhận của các nhà thơ, nhà văn. (0,25đ)
Câu 2.
Sự chuyển đổi đại từ “tôi” sang đại từ “ta” trong bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải hoàn toàn khôngphải là sự ngẫu nhiê, vô tình mà là dụng ý nghệ thuật tạo nên hiệu quả sâu sắc. (0,25đ)
Đó là sự chuyển từ cái tôi cá nhân nhỏ bé hòa với cái ta chung của cộng đồng, nhân dân, đất nước. Trong cái ta chung vẫn còn cái tôi riêng, hạnh phúc là sự hòa hợp và cống hiến. Thể hiện niềm tự hào, niềm vui chung của dân tộc trongthời đại mới. (1đ)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hoàn
Dung lượng: 35,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)