Đề Olympic văn 7 2014 - 2015 ( TM)
Chia sẻ bởi Bùi Thị Kim Anh |
Ngày 11/10/2018 |
32
Chia sẻ tài liệu: Đề Olympic văn 7 2014 - 2015 ( TM) thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS THANH MAI
ĐỀ THI OLYMPIC LỚP 7
Năm học: 2014-2015
Môn : Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút
( Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (4điểm) Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép tu từ trong đoạn thơ sau.
“ Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta,
Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa.
Chỉ biết quên mình cho hết thảy,
Như dòng sông chảy nặng phù sa”.
( “Theo chân Bác” - Tố Hữu)
Câu 2: (6 điểm)
Suy nghĩ của em về mẩu chuyện sau:
Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm và hét lớn: "Tôi ghét người". Đột nhiên từ khu rừng có tiếng vọng lại: "Tôi ghét người". Cậu hoảng hốt quay về sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được tại sao từ trong rừng lại có người ghét cậu.
Người mẹ nắm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: "Giờ thì con hãy hét thật to: "Tôi yêu người". Lạ lùng thay, có tiếng vọng lại: "Tôi yêu người". Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu: "Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con.
(Phỏng theo Những hạt giống tâm hồn )
Câu 3: (10 điểm):
Phát biểu cảm nghĩ của em về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn của các nhà thơ trong hai bài thơ: “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi và “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh (Trong chương trình Ngữ văn 7).
-----------------------------------------Hết--------------------------------------------------
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS THANH MAI
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI OLYMPIC LỚP 7
Năm học: 2014-2015
Môn : Ngữ văn
Câu1: (4đ):
Học sinh chỉ ra được phép tu từ được dùng trong đoạn thơ trên là phép tu từ điệp ngữ. Từ “thương” được nhắc đi nhắc lại 3 lần trong 2 câu thơ đầu. (0,5đ)
- Phép tu từ so sánh trong hai câu thơ sau:
So sánh sự hi sinh quên mình của Bác với hình ảnh dòng sông chảy nặng phù sa. (0,5đ)
- Phân tích tác dụng (3đ)
Viết về Bác Hồ kính yêu- đó là nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn đối với các nhà văn, nhà thơ. Tố Hữu cũng trân trọng dành một phần tâm hồn mình viết về Bác. Đoạn thơ trên được trích trong trường ca “Theo chân Bác” của Tố Hữu.
Trong đoạn thơ tác giả dùng điệp từ “thương” ở 2 câu thơ đầu để nói về tình thương yêu rộng lớn bao la của Bác giành cho ta - những người dân đất nước Việt cũng như toàn thể nhân dân lao động nghèo khổ trên thế giới. Tình yêu thương của Bác còn bao trùm cả vạn vật trong thiên nhiên.
- Hai câu thơ sau tác giả dùng phép tu từ so sánh thật độc đáo. Tác giả đã so sánh sự hi sinh quên mình vì dân vì nước của Bác như dòng sông lặng lẽ chảy trôi ngàn đời mang lượng phù sa bồi đắp cho những cánh đồng phì nhiêu.
Đoạn thơ có 4 câu sử dụng hài hoà 2 phép tu từ điệp ngữ và so sánh giúp ta hiểu tình thương, sự hi sinh cao cả của Bác giành cho ta, có lẽ mỗi chúng ta đều cảm động vô cùng khi đọc đoạn thơ trên.
Câu 2: (6,0 điểm)
Yêu cầu:
1, Kĩ năng: (1 điểm)
- Trình bày suy nghĩ thành một đoạn văn hoặc bài văn ngắn.
- Diễn đạt lưu loát.
2, Nội dung: (5 điểm)
Bài viết có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng đại thể nêu được các ý sau:
- Câu chuyện đề cập đến mối quan hệ giữa cho và nhận trong cuộc sống.
( 0,5 điểm)
- Khi con người trao tặng cho người khác tình cảm gì thì cũng nhận lại được tình cảm đó. Đây là mối quan hệ nhân quả và là quy luật tất yếu của cuộc sống .(0,5 điểm )
- Mối quan hệ cho và nhận trong cuộc sống rất phong phú bao gồm cả vật chất và tinh thần . .(0,5 điểm )
- Mối quan hệ giữa cho và nhận không phải bao giờ cũng là mình cho người nào
TRƯỜNG THCS THANH MAI
ĐỀ THI OLYMPIC LỚP 7
Năm học: 2014-2015
Môn : Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút
( Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (4điểm) Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép tu từ trong đoạn thơ sau.
“ Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta,
Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa.
Chỉ biết quên mình cho hết thảy,
Như dòng sông chảy nặng phù sa”.
( “Theo chân Bác” - Tố Hữu)
Câu 2: (6 điểm)
Suy nghĩ của em về mẩu chuyện sau:
Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm và hét lớn: "Tôi ghét người". Đột nhiên từ khu rừng có tiếng vọng lại: "Tôi ghét người". Cậu hoảng hốt quay về sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được tại sao từ trong rừng lại có người ghét cậu.
Người mẹ nắm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: "Giờ thì con hãy hét thật to: "Tôi yêu người". Lạ lùng thay, có tiếng vọng lại: "Tôi yêu người". Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu: "Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con.
(Phỏng theo Những hạt giống tâm hồn )
Câu 3: (10 điểm):
Phát biểu cảm nghĩ của em về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn của các nhà thơ trong hai bài thơ: “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi và “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh (Trong chương trình Ngữ văn 7).
-----------------------------------------Hết--------------------------------------------------
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS THANH MAI
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI OLYMPIC LỚP 7
Năm học: 2014-2015
Môn : Ngữ văn
Câu1: (4đ):
Học sinh chỉ ra được phép tu từ được dùng trong đoạn thơ trên là phép tu từ điệp ngữ. Từ “thương” được nhắc đi nhắc lại 3 lần trong 2 câu thơ đầu. (0,5đ)
- Phép tu từ so sánh trong hai câu thơ sau:
So sánh sự hi sinh quên mình của Bác với hình ảnh dòng sông chảy nặng phù sa. (0,5đ)
- Phân tích tác dụng (3đ)
Viết về Bác Hồ kính yêu- đó là nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn đối với các nhà văn, nhà thơ. Tố Hữu cũng trân trọng dành một phần tâm hồn mình viết về Bác. Đoạn thơ trên được trích trong trường ca “Theo chân Bác” của Tố Hữu.
Trong đoạn thơ tác giả dùng điệp từ “thương” ở 2 câu thơ đầu để nói về tình thương yêu rộng lớn bao la của Bác giành cho ta - những người dân đất nước Việt cũng như toàn thể nhân dân lao động nghèo khổ trên thế giới. Tình yêu thương của Bác còn bao trùm cả vạn vật trong thiên nhiên.
- Hai câu thơ sau tác giả dùng phép tu từ so sánh thật độc đáo. Tác giả đã so sánh sự hi sinh quên mình vì dân vì nước của Bác như dòng sông lặng lẽ chảy trôi ngàn đời mang lượng phù sa bồi đắp cho những cánh đồng phì nhiêu.
Đoạn thơ có 4 câu sử dụng hài hoà 2 phép tu từ điệp ngữ và so sánh giúp ta hiểu tình thương, sự hi sinh cao cả của Bác giành cho ta, có lẽ mỗi chúng ta đều cảm động vô cùng khi đọc đoạn thơ trên.
Câu 2: (6,0 điểm)
Yêu cầu:
1, Kĩ năng: (1 điểm)
- Trình bày suy nghĩ thành một đoạn văn hoặc bài văn ngắn.
- Diễn đạt lưu loát.
2, Nội dung: (5 điểm)
Bài viết có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng đại thể nêu được các ý sau:
- Câu chuyện đề cập đến mối quan hệ giữa cho và nhận trong cuộc sống.
( 0,5 điểm)
- Khi con người trao tặng cho người khác tình cảm gì thì cũng nhận lại được tình cảm đó. Đây là mối quan hệ nhân quả và là quy luật tất yếu của cuộc sống .(0,5 điểm )
- Mối quan hệ cho và nhận trong cuộc sống rất phong phú bao gồm cả vật chất và tinh thần . .(0,5 điểm )
- Mối quan hệ giữa cho và nhận không phải bao giờ cũng là mình cho người nào
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Thị Kim Anh
Dung lượng: 52,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)