Đề Olympic văn 7 2014 - 2015 ( CK)

Chia sẻ bởi Bùi Thị Kim Anh | Ngày 11/10/2018 | 36

Chia sẻ tài liệu: Đề Olympic văn 7 2014 - 2015 ( CK) thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD - ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS CỰ KHÊ


ĐỀ THI OLYMPIC MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7
NĂM HỌC: 2014 - 2015
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian giao đề)


Câu 1: (4 điểm)
Chỉ ra và phân tích ý nghĩa của những quan hệ từ trong những câu thơ sau:
“ Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.
( Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương)
Câu 2: (6 điểm)
Trình bày suy nghĩ của em về câu chuyện sau:
Chiếc bình nứt
Một người Ấn Độ thường dùng hai cái bình lớn để gánh nước từ suối về nhà. Một trong hai cái bình này đã bị nứt và khi về đến nhà, nước trong bình đã bị vơi đi một nửa. Cái bình nứt luôn buồn bã, khổ sở vì khiếm khuyết của mình. Một ngày nọ, cái bình nứt nói với người chủ của mình:
Tôi thấy thật xấu hổ vì đã không làm tròn công việc. Vì tôi mà ông phải làm việc cực nhọc hơn.
Người gánh nước nói bằng giọng cảm thông:
- Trên đường về, ngươi có để ý những luống hoa xinh đẹp dọc đường không? Ngươi có thấy hoa chỉ mọc ở phía đường của ngươi mà không phải là phía bên kia không? Ta đã biết khiếm khuyết của ngươi. Vì vậy, ta đã gieo những hạt hoa bên đó, và mỗi ngày ngươi đã tưới nước cho chúng. Hai năm qua, ta đã hái những bông hoa này để tặng mọi người và làm đẹp căn phòng của chúng ta…
(Theo: Hạt giống tâm hồn.)

Câu 3: (10 điểm)
Cảm nhận của em về bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan.





------Hết------





PHÒNG GD - ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS CỰ KHÊ

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI OLYMPIC MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7
Năm học: 2014-2015
Thời gian làm bài: 120 phút

Câu 1 (4 điểm)
* Yêu cầu 1 (1 điểm)
Chỉ ra những quan hệ từ: Mặc dầu, mà.
- Cho điểm: Chỉ đúng mỗi từ cho 0,5 điểm.
* Yêu cầu 2: Phân tích được ý nghĩa của việc sử dụng quan hệ từ (3 điểm):
- Việc sử dụng các quan hệ từ mặc dầu, mà chỉ sự đối lập giữa bề ngoài của chiếc bánh trôi nước với cái nhân của nó, chiếc bánh trôi có thể rắn hay nát, khô hay nhão là do tay người nặn nhưng dù thể rắn hay nát, khô hay nhão thì bên trong cũng có nhân màu hồng son, ngọt lịm (1 đ).
- Đó cũng là sự đối lập giữa hoàn cảnh xã hội với việc giữ gìn tấm lòng son sắt của người phụ nữ (0,5 đ).
- Việc sử dụng cặp quan hệ từ trên tạo nên cách nói dõng dạc và dứt khoát thể hiện rõ thái độ quyết tâm bảo vệ giữ gìn nhân phẩm của người phụ nữ trong bất cứ hoàn cảnh nào (0,5 đ).
- Việc dùng cặp quan hệ từ trên cũng đã thể hiện thái độ đề cao, bênh vực người phụ nữ của Hồ Xuân Hương (1 đ)
Câu 2 (6 điểm) :
a. Yêu cầu về hình thức: (1 điểm)
- Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn hoàn chỉnh hoặc đoạn văn theo cách lập luận Tổng – Phân – Hợp.
- Kết cấu chặt chẽ; hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về nội dung: (5 điểm)
- Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau:
* Cái bình nứt và ý nghĩa câu chuyện. (1,5 đ)
- Cái bình nứt - hình ảnh ẩn dụ về con người khiếm khuyết, kém may mắn nhưng vẫn mong muốn làm tốt công việc như một người bình thường. Nó buồn bã, khổ sở vì khiếm khuyết của mình và đã bộc lộ với người chủ suy nghĩ của mình.
- Người chủ: trả lời bằng giọng cảm thông: “ Trên đường về…. của chúng ta”
=> Ý nghĩa: Câu chuyện giản dị nhưng ý nghĩa sâu sắc về những con người có cách ứng xử cao đẹp. Một người luôn trăn trở về khiếm khuyết của mình mà chưa làm tốt công việc khiến người khác vất vả hơn. Một người lại có tấm lòng bao dung, nhân ái, biết trân trọng, cảm thông, tạo điều kiện cho họ sống tốt hơn và có ý nghĩa hơn.
* Nhân cách cao đẹp của cài bình nứt và tấm lòng nhân ái của người gánh nước. (1,5 đ)
- Hình ảnh cái bình
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Kim Anh
Dung lượng: 50,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)