Đề Olympic văn 7 2014 - 2015 ( CD)
Chia sẻ bởi Bùi Thị Kim Anh |
Ngày 11/10/2018 |
34
Chia sẻ tài liệu: Đề Olympic văn 7 2014 - 2015 ( CD) thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD & ĐT THANH OAI
Trường THCS Cao Dương
ĐỀ THI OLYMPIC LỚP 7
Năm học 2014 – 2015
Môn thi: Văn
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian giao đề)
Câu 1(4 điểm):
Xác định các biện pháp nghệ thuật trong hai câu thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy? “Lom khom trên núi, tiều vài chú Lác đác bên sông, chợ mấy nhà” Câu 2 ( 6 điểm ):
Tác giả đã gửi đến chúng ta điều gì qua đoạn văn sau? Suy nghĩ của em về lời gửi ấy?
“ Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật. Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hoà hợp đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất. Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay.”
( Đức tính giản dị của Bác Hồ, Phạm Văn Đồng )
Câu 3 ( 10 điểm) Hãy phát biểu cảm nghĩ về vẻ đẹp của ánh trăng qua hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh.
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI
Năm học: 2014-2015
Môn Ngữ Văn - Lớp 7
Câu 1( 4 điểm):
Hình thức: Viết một đoạn văn ngắn ( 1 điểm)
Nội dung ( 3 điểm): Xác định đúng các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ. + Từ láy tượng hình: Lác đác, lom khom. + Đảo ngữ: Đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ + Nghệ thuật đối: ý, thanh. Tác dụng: Nhấn mạnh về sự sống của con người nơi Đèo Ngang,dù có người, có nhà nhưng tất cả đều thưa thớt, ít ỏi, hoang sơ.
Câu 2 ( 6 điểm ):
Hình thức: Đảm bảo hình thức một bài văn ngắn (1điểm)
Nội dung ( 5 điểm):
+ Lời gửi của tác giả : Qua việc khẳng định sự hoà hợp giữa đời sống vật chất giản dị và đời sống tinh thần phong phú trong con người Bác Hồ, tác giả còn muốn nói về ý nghĩa đích thực của đời sống con người: Không phải là sự thoả mãn càng nhiều về vật chất, mà là đời sống tinh thần, tư tưởng , tình cảm phong phú, thậm chí là vô tận. Cuộc sống như thế, theo tác giả là cuộc sống thực sự văn minh mà Bác Hồ đã nêu gương sáng trong thời đại ngày nay.
+ Suy nghĩ của em : HS cần nêu được suy nghĩ về ý nghĩa thực sự của đời sống con người, về mối quan hệ giữa nhu cầu vật chất và đời sống tinh thần. Nếu chạy theo hưởng thụ vật chất sẽ có thể dẫn đến sự nghèo nàn, què quặt về tinh thần, tình cảm...
Câu 3 ( 10 điểm)
Yêu cầu chung:
Nắm được những nét cơ bản để làm một bài văn biểu cảm.
Văn có cảm xúc, diễn đạt trôi chảy, thể hiện được cảm nhận về vẻ đẹp của ánh trăng, của thiên nhiên khác nhau trong mỗi bài thơ, đồng thời thấy được vẻ đẹp tâm hồn thi nhân của Bác.
Không sai nhiều lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp thông thường.
Yêu cầu cụ thể:
1 – Mở bài ( 2 điểm
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Ấn tượng về vẻ đẹp của trăng qua hai bài thơ.
2 - Thân bài ( 6 điểm
a) Phân tích cảm nhận được vẻ đẹp của ánh trăng rực rỡ hiếm có, giao hoà với cảnh vật thiên nhiên trong rừng khuya tĩnh lặng trong sáng và cây cổ thụ rực rỡ ánh sáng. ( 2 điểm)
b) Phân tích cảm nhận được vẻ đẹp của ánh trăng rực rỡ hiếm có của một đêm rằm tháng giêng giao hoà với vẻ đẹp thiên nhiên vào mùa xuân2 điểm)
c) Vẻ đẹp tâm hồn thi nhân
Trường THCS Cao Dương
ĐỀ THI OLYMPIC LỚP 7
Năm học 2014 – 2015
Môn thi: Văn
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian giao đề)
Câu 1(4 điểm):
Xác định các biện pháp nghệ thuật trong hai câu thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy? “Lom khom trên núi, tiều vài chú Lác đác bên sông, chợ mấy nhà” Câu 2 ( 6 điểm ):
Tác giả đã gửi đến chúng ta điều gì qua đoạn văn sau? Suy nghĩ của em về lời gửi ấy?
“ Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật. Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hoà hợp đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất. Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay.”
( Đức tính giản dị của Bác Hồ, Phạm Văn Đồng )
Câu 3 ( 10 điểm) Hãy phát biểu cảm nghĩ về vẻ đẹp của ánh trăng qua hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh.
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI
Năm học: 2014-2015
Môn Ngữ Văn - Lớp 7
Câu 1( 4 điểm):
Hình thức: Viết một đoạn văn ngắn ( 1 điểm)
Nội dung ( 3 điểm): Xác định đúng các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ. + Từ láy tượng hình: Lác đác, lom khom. + Đảo ngữ: Đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ + Nghệ thuật đối: ý, thanh. Tác dụng: Nhấn mạnh về sự sống của con người nơi Đèo Ngang,dù có người, có nhà nhưng tất cả đều thưa thớt, ít ỏi, hoang sơ.
Câu 2 ( 6 điểm ):
Hình thức: Đảm bảo hình thức một bài văn ngắn (1điểm)
Nội dung ( 5 điểm):
+ Lời gửi của tác giả : Qua việc khẳng định sự hoà hợp giữa đời sống vật chất giản dị và đời sống tinh thần phong phú trong con người Bác Hồ, tác giả còn muốn nói về ý nghĩa đích thực của đời sống con người: Không phải là sự thoả mãn càng nhiều về vật chất, mà là đời sống tinh thần, tư tưởng , tình cảm phong phú, thậm chí là vô tận. Cuộc sống như thế, theo tác giả là cuộc sống thực sự văn minh mà Bác Hồ đã nêu gương sáng trong thời đại ngày nay.
+ Suy nghĩ của em : HS cần nêu được suy nghĩ về ý nghĩa thực sự của đời sống con người, về mối quan hệ giữa nhu cầu vật chất và đời sống tinh thần. Nếu chạy theo hưởng thụ vật chất sẽ có thể dẫn đến sự nghèo nàn, què quặt về tinh thần, tình cảm...
Câu 3 ( 10 điểm)
Yêu cầu chung:
Nắm được những nét cơ bản để làm một bài văn biểu cảm.
Văn có cảm xúc, diễn đạt trôi chảy, thể hiện được cảm nhận về vẻ đẹp của ánh trăng, của thiên nhiên khác nhau trong mỗi bài thơ, đồng thời thấy được vẻ đẹp tâm hồn thi nhân của Bác.
Không sai nhiều lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp thông thường.
Yêu cầu cụ thể:
1 – Mở bài ( 2 điểm
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Ấn tượng về vẻ đẹp của trăng qua hai bài thơ.
2 - Thân bài ( 6 điểm
a) Phân tích cảm nhận được vẻ đẹp của ánh trăng rực rỡ hiếm có, giao hoà với cảnh vật thiên nhiên trong rừng khuya tĩnh lặng trong sáng và cây cổ thụ rực rỡ ánh sáng. ( 2 điểm)
b) Phân tích cảm nhận được vẻ đẹp của ánh trăng rực rỡ hiếm có của một đêm rằm tháng giêng giao hoà với vẻ đẹp thiên nhiên vào mùa xuân2 điểm)
c) Vẻ đẹp tâm hồn thi nhân
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Thị Kim Anh
Dung lượng: 39,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)