Đề Ngữ văn lớp 7 HK II NH 2016 2017 Đề 1

Chia sẻ bởi Phan Văn Đức | Ngày 11/10/2018 | 110

Chia sẻ tài liệu: Đề Ngữ văn lớp 7 HK II NH 2016 2017 Đề 1 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHÂU THÀNH

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2016-2017
Môn NGỮ VĂN, Lớp 7

Đề chính thức

Thời gian: 90 phút (không kể phát đề)


I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3,0 đ) - Thời gian làm bài 15 phút
Thí sinh chọn chữ cái chỉ kết quả mà em chọn là đúng và ghi vào tờ giấy làm bài.
Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi (từ câu 1 đến câu 11)
Có người khẽ nói:
– Bẩm, dễ có khi đê vỡ!
Ngài cau mặt, gắt rằng:
– Mặc kệ!
Rồi ngồi xếp bài lại, quay gối dựa sang bên tay phải, nghiêng mình bảo thầy đề lại:
– Có ăn không thì bốc chứ!
Thầy đề vội vàng:
– Dạ, bẩm, bốc.
Vừa lúc đó thì tiếng người kêu rầm rĩ, càng nghe càng lớn. Lại có tiếng ào ào như thác chảy xiết; rồi lại có tiếng gà, chó, trâu, bò kêu vang tứ phía.

 Bấy giờ ai nấy ở trong đình, đều nôn nao sợ hãi. Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời:
– Bẩm… quan lớn… đê vỡ mất rồi!
Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng:
– Đê vỡ rồi!... Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?... Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không có phép tắc gì nữa à?
(Trích Ngữ văn 7, tập 2, trang 77,78)

Câu 1: Ai là tác giả của đoạn trích trên?
A.Hoài Thanh B.Phạm Văn Đồng C. Phạm Duy Tốn D.Hà Ánh Minh
Câu 2: Tác phẩm có chứa đoạn trích trên được viết theo thể loại gì?
A.Truyện ngắn B.Truyện vừa C.Truyện dài D.Tiểu thuyết
Câu 3: Để viết đoạn trích trên, tác giả sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu nào?
A.Tự sự B.Miêu tả C.Biểu cảm D.Thuyết minh
Câu 4: Dòng nào là nội dung biểu đạt chính của đoạn trích trên?
A.Thuật lại đoạn thoại giữa quan phụ mẫu với các quan sở tại về nhiệm vụ hộ đê.
B.Kể lại quan phụ mẫu ham chơi bài tổ tôm khi đi làm nhiệm vụ hộ đê.
C.Khi làm nhiệm vụ hộ đê, quan phụ mẫu chỉ ham mê chơi bài mà bỏ mặc cho đê vỡ.
D.Phê phán thái độ hống hách vô trách nhiệm của quan phụ mẫu khi thực hiện nhiệm vụ hộ đê.
Câu 5: Dòng nào sau đây là câu đặc biệt?
A.Mặc kệ! B.Có ăn không thì bốc chứ! C.Dạ, bẩm, bốc. D.Đê vỡ rồi!
Câu 6: Trong các câu sau đây, câu nào được tác giả rút gọn?
A.Lính đâu? B. Mặc kệ! C.Đê vỡ rồi? D.Dạ, bẩm, bốc.
Câu 7: Các dấu gạch ngang trong đoạn trích được sử dụng với công dụng gì?
A.Đánh dấu bộ phận chú thích trong câu B.Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật
C.Để liệt kê D.Nối các từ nằm trong một liên danh
Câu 8: Các dấu chấm lửng trong đoạn trích được dùng để làm gì?
A.Tỏ ý còn nhiều sự vật tương tự chưa được liệt kê hết.
B.Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở.
C.Thể hiện chỗ lời nói ngập ngừng, ngắt quãng.
D.Chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ.
Câu 9: Trong đoạn trích, tác giả sử dụng mấy lần phép liệt kê?
A.Hai lần B.Ba lần C.Bốn lần D.Năm lần
Câu 10: Xét về ý nghĩa, dòng nào sau đây có trạng ngữ cách thức?
A.Vừa lúc đó thì tiếng người kêu rầm rĩ, càng nghe càng lớn.
B.Bấy giờ ai nấy ở trong đình, đều nôn nao sợ hãi.
C.Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả xông vào thở không ra lời.
D.Bẩm, dễ có khi đê vỡ.
Câu 11: Xét về hình thức, các trạng ngữ trong đoạn trích thuộc loại trạng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Văn Đức
Dung lượng: 104,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)