Đề Ngữ văn lớp 7 HK I NH 2017 2018 Đề 2

Chia sẻ bởi Phan Văn Đức | Ngày 11/10/2018 | 134

Chia sẻ tài liệu: Đề Ngữ văn lớp 7 HK I NH 2017 2018 Đề 2 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHÂU THÀNH

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2017-2018
Môn NGỮ VĂN, Lớp 7

Đề chính thức

Thời gian: 90 phút (không kể phát đề)


I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3,0 đ) - Thời gian làm bài 10 phút
Thí sinh chọn chữ cái chỉ kết quả mà em chọn là đúng và ghi vào tờ giấy làm bài.

Câu 1: Văn bản nào sau đây được sáng tác bằng thể loại truyện ngắn?
Cổng trường mở ra – Lí lan C. Cuộc chia tay của những con búp bê –Khánh Hoài
Mẹ tôi – Ét-môn-đô đơ A-mi-xi D. Mùa xuân của tôi – Vũ Bằng
Câu 2: Bài ca dao Cái cò lặn lội bờ ao thuộc chủ đề nào trong số các chủ đề sau đây?
Những câu hát về tình cảm gia đình
Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người
Những câu hát than thân
Những câu hát châm biếm
Câu 3: Bài thơ nào sau đây được viết bằng thể thất ngôn bát cú Đường luật?
Sông núi nước Nam C. Bánh trôi nước
Phò giá về kinh D. Qua Đèo Ngang
Câu 4: Trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương, dòng thơ nào có hàm ý nói về sự phụ thuộc của người phụ nữ trong xã hội xưa?
Thân em vừa trắng lại vừa tròn C. Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Bảy nổi ba chìm với nước non D. Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Câu 5: Câu thơ nào sau đây trích trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan biểu đạt tâm trạng cô đơn của tác giả?
Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà C. Dừng chân đứng lại, trời, non, nước
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà D. Một mảnh tình riêng, ta với ta.
Câu 6: Tác giả nào sau đây được coi là Bà Chúa Thơ Nôm?
Bà Huyện Thanh Quan C. Hồ Xuân Hương
Trần Quang Khải D. Nguyễn Khuyến
Câu 7: Bài thơ nào sau đây được sáng tác trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp?
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh C. Bạn đến chơi nhà
Sông núi nước Nam D. Rằm tháng giêng
Câu 8: Dòng nào là đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Cảnh khuya- Hồ Chí Minh?
Sử dụng các phép tu từ so sánh, điệp ngữ C.Sử dụng hiệu quả phép điệp ngữ
Sử dụng biện pháp so sánh, phóng đại D.Có giọng điệu sảng khoái, hân hoan, tự hào
Câu 9: Dòng nào sau đây có chứa từ ghép đẳng lập?
xinh xinh, bút bi, lung linh C. nhà xe, lác đác, bập bềnh
xấu xí, nhẹ nhàng, xe đạp D. nhấp nhô, phập phồng, cỏ cây
Câu 10: Từ “nó” thuộc loại đại từ nào sau đây?
đại từ trỏ người ngôi thứ nhất số ít C. đại từ trỏ người ngôi thứ hai số nhiều
đại từ trỏ người ngôi thứ ba số ít D. đại từ trỏ người ngôi thứ ba số nhiều
Câu 11: Dòng nào sau đây thiếu quan hệ từ ?
Đừng nên nhìn hình thức mà đánh giá kẻ khác.
Nhà em ở xa trường và bao giờ em cũng đến trường đúng giờ.
Nó rất thân ái với bạn bè.
Mẹ thương yêu không nuông chiều con.
Câu 12: Tự sự là phương thức biểu đạt chủ yếu trong thể loại nào sau đây?
thơ C. truyện
ca dao D. tuỳ bút


- Hết -




PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHÂU THÀNH

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2017-2018
Môn NGỮ VĂN, Lớp 7

Đề chính thức

Thời gian: 90 phút (không kể phát đề)



Điểm bằng số


Điểm bằng chữ
Giám khảo 1

Lời phê

Số tờ



Giám khảo 2

phách


II - PHẦN TỰ LUẬN: (7,0 đ) - Thời gian làm bài 80 phút
Câu 1: ( 3,0 đ)
Đọc bài ca dao sau và thực hiện yêu cầu các câu a,b,c,d:
Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.
a. Cho biết chủ đề của bài ca dao trên.
b. Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ sử dụng trong bài ca dao trên.
c. Hãy khái quát nội dung bài ca dao trên bằng một câu hoàn chỉnh.
d. Chép một bài ca dao khác mà em biết có nội dung tương tự với bài ca dao trên.

Câu 2: (
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Văn Đức
Dung lượng: 105,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)