đề ngữ văn lớp 7

Chia sẻ bởi Trang Hoàng | Ngày 11/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: đề ngữ văn lớp 7 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Phần I. Trắc nghiệm (2điểm). Đọc kĩ câu hỏi và trả lời bằng cách ghi chữ cái trước phương án trả lời đúng nhất vào giấy kiểm tra (mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm) Câu1: Từ nào là đại từ trong câu ca dao sau: “ Ai đi đâu đấy hỡi ai ? Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm ” A. Ai B. trúc C. mai D. nhớ. Câu 2: Đại từ được tìm thấy ở câu trên được dùng để : A. Trỏ người. B. Trỏ vật. C. Hỏi người. D. Hỏi vật. Câu 3: Từ nào sau đây là từ ghép đẳng lập? A.bà ngoại B. quần áo C. ngôi nhà D. bút chì Câu 4: Cặp từ nào sau đây không phải là cặp từ trái nghĩa? A. trẻ- già. B. chạy – nhảy. C. sáng – tối. D. ngắn- dài Câu 5: Yếu tố “thiên ‘nào trong các từ ghép Hán Việt sau có nghĩa là trời? A. Thiên niên kỉ. B. Thiên đô. C. Thiên thư D. Thiên vị Câu 6:Từ nào sâu đây không phải từ láy toàn bộ ? A. xinh xinh B. thăm thẳm C. bần bật D. lác đác Câu 7: Nét nghĩa: nhỏ, xinh xắn, đáng yêu, phù hợp với từ “nhỏ nhen” đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 8: Điền từ ghép Hán Việt thích hợp vào chỗ chấm trong câu sau: Các em phải học tập và rèn luyện không ngừng để hoàn thiện ……….của mình. A. nhân cách B. nhân đạo C. nhân ái D. nhân đức. Phần II. Tự luận (8 điểm). Câu1: ( 3điểm). a. Đặt 1 câu có 2 từ đồng âm. b. Đặt 1 câu có sử dụng 1 cặp quan hệ từ. (Gạch chân các từ đó) Câu 2: (5điểm). Viết đoạn văn ngắn ( từ 7 – 10 câu) có sử dụng ít nhất một từ láy, 1từ Hán Việt, 1 cặp từ trái nghĩa ( ghi lại các từ đó).
Chú ý: Các bạn cần tải về để xem đáp án của bộ đề 1 tiết dùng cho lớp 7 phần tiếng việt này.
Mời thầy cô dạy văn lớp 8 xem thêm: đề kiểm tra 1 tiết văn lớp 8 2015 Tiếng Việt, Tập làm
Mẫu 02: Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 7 năm 2015 chuẩn kiến thức kỹ năng
Khối lớp 7. Tuần 23. Phòng giáo dục Đức Linh
I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm) Khoanh tròn chữ cái của câu trả lời đúng nhất và điền vào chỗ trống: Câu 1: Trong các câu tục ngữ sau, câu nào là câu rút gọn? A. Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân B. Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông C. Người ta là hoa đất D. Học ăn, học nói, học gói, học mở. Câu 2: Câu : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã được rút gọn thành phần nào? A. Chủ ngữ B. Vị ngữ C. Cả chủ ngữ lẫn vị ngữ D. Cả A, B, C đều sai. Câu 3 : Cho biết tác dụng của câu đặc biệt dưới đây : “Một đêm mùa xuân, Trên dòng sông êm ả, cái đò cũ của bác tài Phán từ từ trôi”. a. bộc lộ cảm xúc. b. Gọi đáp c. Xác định thời gian, nơi chốn. Câu 4 : Trong các câu dưới đây câu nào là câu đặc biệt ? a. Ôi trời đất ơi ! b. Đi đâu đó c. Tôi vẫn khỏe. Câu 5 : Câu văn sau đây có mấy trạng ngữ ? “Chỉ độ 8 giờ sáng, trên nền trời trong xanh, những chú chim én bay lượn thật đẹp mắt” a. Ba (trạng ngữ) b. Một (trạng ngữ) c. Hai (trạng ngữ) Câu 6: Thêm những từ ngữ vào chỗ trống ở câu rút gọn dưới đây để thể hiện thái độ lễ phép? – Nói cho mẹ biết, con học bài chưa? – Con học rồi … II.Phần tự luận: ( 7 điểm) Câu 1: Nêu đặc điểm của trạng ngữ : Về ý nghĩa, về hình thức. (3đ) Câu 2: Việc rút gọn câu nhằm mục đích gì? (2đ) Câu 3. Xác định và gọi tên các trạng ngữ trong đoạn văn sau: (2đ) Mùa xuân, từng đôi công suốt ngày kiếm ăn, suốt ngày múa vờn lên nhau. Chiếc ô màu sắc đẹp đến kỳ ảo xập xoè uốn lượn dưới ánh nắng xuân ấm áp. (Tô Hoài)
Nếu cần thiết thì các bạn nên xem
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trang Hoàng
Dung lượng: 28,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)