De ngu van 7(de 10)

Chia sẻ bởi Đàm Ngọc Lầm | Ngày 11/10/2018 | 19

Chia sẻ tài liệu: De ngu van 7(de 10) thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD & ĐT NINH GIANG
----------o0o---------
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
Năm học: 2012 - 2013
Môn Ngữ văn 7
Thời gian làm bài: 90 phút


ĐỀ BÀI

Câu 1( 2 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi cho bên dưới:
“Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quí trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác chỉ vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao!”
(Ngữ văn 7, tập 2)
a. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Của ai?
b. Nêu ngắn gọn nội dung đoạn văn.
c. Xác đinh trạng ngữ có trong câu văn gạch được chân? Nêu tác dụng của trạng ngữ đó?
Câu 2 (2 điểm)
a.Thế nào là câu bị động? Cho ví dụ.
b.Chuyển đổi câu chủ động sau đây thành câu bị động bằng hai cách đã học.
“Một họa sĩ nổi tiếng đã vẽ bức tranh này vào thế kỷ XV.”
Câu 3 ( 6 điểm)
Chọn một trong hai đề sau:
a. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”
b. Thái độ của em về vấn đề: Học sinh với trò chơi điện tử hiện nay?











ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1(2 điểm)
a. Văn bản trên được trích trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” của tác giả Phạm Văn Đồng (0,5 điểm)
b. Nội dung đoạn văn: Đoạn văn ngợi ca vẻ đẹp giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh và khẳng đinh sự giản dị trong lối sống tạo nên nét đẹp tao nhã trong tâm hồn.(1đ)
c. Trạng ngữ trong đoạn văn là: Ở việc làm nhỏ đó. Tác dụng để xác định phạm vi của sự việc diễn ra trong câu.(0,5 điểm)
Câu 2 (2 điểm)
a. Câu bị động là có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động). (0,5 điểm)
- Học sinh đưa ra ví dụ đúng về câu bị động (0,5điểm)
b. Chuyển câu chủ động thành câu bị động theo hai cách. Mỗi cách chuyển đúng được 0,5 điểm)
- Cách 1: Bức tranh này được một họa sĩ nổi tiếng vẽ vào thế kỷ XV.
- Cách 2: Bức tranh này vẽ (được vẽ) vào thế kỷ XV.
Câu 3 (6 điểm)
*Yêu cầu về kĩ năng
- Đúng thể loại: Văn nghị luận
- Bố cục 3 phần rõ ràng, mạch lạc: Mở bài, thân bài, kết bài; phần thân bài phải thể hiện rõ các đoạn văn tương ứng.
- Giữa các câu văn, đoạn văn có sự liên kết chặt chẽ.
- Chữ viết rõ ràng, sạch đẹp.
- Trình bày khoa học
*Về nội dung:
HS có thể có nhiều cách trình bày khác nhau, miễn là có các ý cơ sau:
Đề a:
Mở bài:
Giới thiệu câu tục ngữ và nêu vai trò quan trọng của lý tưởng, ý chí và nghị lực trong cuộc sống mà câu tục ngữ đã nêu như một chân lý.
Thân bài
* Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:
- Nghĩa đen: Thanh sắt to, xù xì nếu “có công” mài mãi cũng thành một cái kim nhỏ bé, sáng loáng và hữu dụng.
- Nghĩa hàm ẩn: Dùng hình ảnh mài sắt thành kim để nói về đức tính kiên trì, bền bỉ, giàu ý chí, nghị lực của con người trước những việc khó khăn, gian khổ. Kiên trì là đức tính cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại trong cuộc sống để đến với những thành công.
* Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:
- Người xưa có đức tính kiên trì đều thành công:
+ Xưa có ông Nguyễn Hiền, nhà nghèo, phải dùng vỏ trứng thả đom đóm vào trong
Làm đèn để học. Chăm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đàm Ngọc Lầm
Dung lượng: 57,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)