ĐỀ MỞ TRONG LÀM VĂN

Chia sẻ bởi Lê Ngọc Yến Linh | Ngày 12/10/2018 | 53

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ MỞ TRONG LÀM VĂN thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

ĐỀ MỞ TRONG LÀM VĂN
Giáo sư Trần Đình Sử 
Gần đây qua các kì thi chuyển cấp, thi đại học hay thi tốt nghiệp, người ta huy nói đến đề mở. Nhưng dề mở là gì, nhiều người vẫn chưa rõ. Vì vậy xin nêu mấy suy nghĩ về đề mở để bạn đọc tham khảo.

Làm văn trong nhà trường là hình thức để học sinh luyện tập viết các văn bản theo một chương trình định sẵn. Để học sinh luyện tập làm văn thầy cô giáo phải ra các đề văn. Đề văn có tác dụng dịnh hướng tư tưởng, tư duy, quy định phạm vi vấn đề, tri thức, giới hạn tư liệu, thao tác lập luận và cũng có tác dụng gây hứng thú viết văn đối với học sinh nữa. Đề văn hay gây hứng thú cho học sinh, đề văn khô khan, cứng nhắc có thể gây ức chế hứng thú của người làm văn. Đề mở là loại đề có khả năng tạo không gian thoáng cho học sinh suy nghĩ.
     Trước đây trong dạy học làm văn giáo viên thường ra đề văn hạn định, trong đó bao giờ cũng có một phạm vi vấn đề, tri thức và một yêu cầu dưới hình thức mệnh lệnh. Ví dụ các đề văn sau :
     1. Nhà văn Nga M. Gorki có nói : “Văn học là nhân học”. Anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định ấy.
     2. Phân tích vẻ đẹp của hình tượng ông Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù.
     3. Bình giảng khổ thơ cuối trong bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm.
Mỗi đề dều có một đối tượng xác định và một mệnh lệnh yêu cầu học sinh thực hiện trong bài làm văn. Đề 1 yêu cầu giải thích, chững minh câu nói của Gorki; đề 2 yêu cầu phân tích vẻ đẹp của hình tượng ông Huấn Cao; đề 3 tuy không hạn định nội dung, nhưng thực tế là yêu cầu bình giảng như đã học. Đặc điểm của đề văn đó là hướng dẫn học sinh suy nghĩ và viết về một vấn đề cụ thể, vận dụng một số thao tác, huy động một phạm vi kiến thức nhất định. Đặc điểm thứ hai là giáo viên có thể quy định một đáp án để dùng cho tất cả học sinh cùng làm một đề. Nhược điểm của nó là tính chất bắt buộc, gò bó, khả năng lựa chọn dành cho học sinh ít, chưa tạo cơ hội cho học sinh chủ động lựa chọn phương án và hào hứng làm văn.
   Ngày nay trong dạy học làm văn có khuynh hướng ra đề mở. Đề văn nào cũng có tính hạn định, nhưng đề mở độ hạn định giảm thiểu để tạo khả năng cho học sinh lựa chọn, khiến họ được tự do lựa chọn vấn đề và cách giải quyết vấn đề của mình. Các dạng đề mở thường gặp gồm có :
1. Loại đề cho đề tài. Đề ra như một đề tài chung để viết, học sinh có thể cụ thể hoá thành đê mục hay nhan đề của bài viết, có thể chọn kiểu bài nghị luận hay tự sự, biểu cảm, nhưng không được làm thơ.
Ví dụ, đề cho học sinh lớp 9.
1)Viết về tình bạn. Học sinh tự đặt nhan đề, không hạn chế kiểu bài, trừ thơ, viết bài văn không dưới 600 chữ..
2) Cây xanh và con người. Học sinh tự đặt nhan đề, không hạn chế kiểu bài, trừ thơ, viết bài văn khoảng 800 chũ.  
 
  Trong hai đề dạng này, ngoài hạn chế số chữ và không được làm thơ, học sinh không chỉ có thể tự do chọn kiểu bài như đã nói, mà còn tự do đặt nhan đề. Chẳng hạn đối với đề 1), học sinh có thể viết về người bạn mới quen, hay người bạn cũ, họăc nghị luận về tình bạn, bày tỏ cảm xúc đối với người bạn gặp khó khăn, nhớ người bạn đang ở xa, hoặc kể về những mối tình bạn cao thượng và cảm động mà em biết. Loại đề này chỉ có thể ra khi học sinh đã học hết các kiểu bài và thích hợp ra trong kì thi cuối năm hay thi chuyển cấp. Khi đang học một kiểu bài nào đó thì phải tập trung vào kiểu bài đang học. Lúc đó có thể sử dụng kiểu đề mở khác.

2. Loại đề cho tài liệu. Đây là dạng đề cung cấp một bức tranh hoặc ảnhhoặc cho một truyện ngụ ngôn, truyện cười, một nhân vật lịch sử, hoặc một đoạn trích tác phẩm, một mẩu tin trên báo, học sinh tự chọn lấy vấn đề, chủ đề để viết bài phân tích, bình luận, biểu cảm. Ví dụ đề văn cho lớp 12.
Đề 1. Chọn một trong ba tài liệu dưới đây làm bài theo yêu cầu ở dưới
a) Báo Dương Thành Buổi Tối (Quảng Châu) tường thuật khoảng 17g30 ngày 13-10-
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Ngọc Yến Linh
Dung lượng: 49,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)