ĐỀ LÝ 6 KỲ I 1415
Chia sẻ bởi Nguyễn Đắc Chí |
Ngày 14/10/2018 |
40
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ LÝ 6 KỲ I 1415 thuộc Vật lí 6
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG KỲ I
Năm học: 2014 - 2015
Môn: Vật Lý- lớp 6
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (3 điểm)
a- Thế nào là hai lực cân bằng ? Lấy ví dụ về vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ rõ hai lực đó.
b- Trọng lực là gì ? Trọng lực có phương và chiều như thế nào ?
Câu 2: (2,0 điểm)
Biết khối lượng riêng của xăng là 700kg/m3.
a- Tính thể tích của 1 tấn xăng.
b- Tính trọng lượng của 2 m3 xăng.
Câu 3: (3,5 điểm)
a- Kể tên các loại máy cơ đơn giản đã học ? Nêu tác dụng của từng loại máy cơ đơn giản.
b- Có 2 người muốn đưa một vật có khối lượng 60 kg lên cao theo phương thẳng đứng. Biết lực kéo của mỗi người là 200 N. Hỏi 2 người đó có đưa vật lên được không, tại sao?
Câu 4: (1,5 điểm)
Một bình có dung tích 900cm3 đang chứa nước ở mức 1/3 thể tích của bình, khi thả hòn đá vào, mức nước trong bình dâng lên chiếm 2/3 thể tích của bình. Hãy xác định thể tích của hòn đá?
----------------
PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ
HƯỚNG DẪN
CHẤM THI HỌC KỲ I - MÔN VẬT LÝ - LỚP 6
Năm học 2014-2015
Câu
Nội dung
Điểm
1
3 điểm
a- Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng yên, thì hai lực đó gọi là hai lực cân bằng.
Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều và cùng đặt vào một vật.
1,0
Nêu đúng ví dụ và chỉ rõ hai lực cân bằng.
1,0
b- Trọng lực là lực hút của Trái đất. Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái đất.
1,0
2
2 điểm
a. Thể tích của một tấn xăng (1 tấn = 1000kg)
V = m/D = 1000/700 = 1,429(m3)
1,0
b. Khối lượng của 2m3 xăng: m = D.V = 700.2 = 1400(kg) Trọng lượng của 2m3 xăng: P = 10.m = 1400.10 = 14000(N).
1,0
3
3,5 điểm
a- Kể tên các loại máy cơ đơn giản:
- Ròng rọc, đòn bẩy và mặt phẳng nghiêng
- Tác dụng của máy cơ đơn giản: Giúp con người làm việc dễ dàng hơn:
+ Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy: có thể kéo (nâng) vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật.
+ Ròng rọc động: kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật.
+ Ròng rọc cố định: làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
Tính P = 10.m = 10. 60 = 600 N
Tính lực kéo: F = 200 . 2 = 400 N
So sánh: F < P. Suy ra: Không kéo vật lên được, vì khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng thì lực kéo ít nhất phải bằng trọng lượng của vật.
0,5
0,5
0,5
4
1,5 điểm
Thể tích của nước ở trong bình là: 900 x 1/3 = 300cm3.
0,5
Thể tích nước dâng lên khi thả hòn đá vào là:
900 x 2/3 = 600cm3.
0,5
Thể tích của hòn đá là: 600cm3 – 300cm3 = 300cm3.
0,5
Trên đây là Hướng dẫn chung, tùy theo cách làm, cách diễn đạt của học sinh để giáo viên cho điểm thành phần hợp lý.
Năm học: 2014 - 2015
Môn: Vật Lý- lớp 6
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (3 điểm)
a- Thế nào là hai lực cân bằng ? Lấy ví dụ về vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ rõ hai lực đó.
b- Trọng lực là gì ? Trọng lực có phương và chiều như thế nào ?
Câu 2: (2,0 điểm)
Biết khối lượng riêng của xăng là 700kg/m3.
a- Tính thể tích của 1 tấn xăng.
b- Tính trọng lượng của 2 m3 xăng.
Câu 3: (3,5 điểm)
a- Kể tên các loại máy cơ đơn giản đã học ? Nêu tác dụng của từng loại máy cơ đơn giản.
b- Có 2 người muốn đưa một vật có khối lượng 60 kg lên cao theo phương thẳng đứng. Biết lực kéo của mỗi người là 200 N. Hỏi 2 người đó có đưa vật lên được không, tại sao?
Câu 4: (1,5 điểm)
Một bình có dung tích 900cm3 đang chứa nước ở mức 1/3 thể tích của bình, khi thả hòn đá vào, mức nước trong bình dâng lên chiếm 2/3 thể tích của bình. Hãy xác định thể tích của hòn đá?
----------------
PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ
HƯỚNG DẪN
CHẤM THI HỌC KỲ I - MÔN VẬT LÝ - LỚP 6
Năm học 2014-2015
Câu
Nội dung
Điểm
1
3 điểm
a- Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng yên, thì hai lực đó gọi là hai lực cân bằng.
Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều và cùng đặt vào một vật.
1,0
Nêu đúng ví dụ và chỉ rõ hai lực cân bằng.
1,0
b- Trọng lực là lực hút của Trái đất. Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái đất.
1,0
2
2 điểm
a. Thể tích của một tấn xăng (1 tấn = 1000kg)
V = m/D = 1000/700 = 1,429(m3)
1,0
b. Khối lượng của 2m3 xăng: m = D.V = 700.2 = 1400(kg) Trọng lượng của 2m3 xăng: P = 10.m = 1400.10 = 14000(N).
1,0
3
3,5 điểm
a- Kể tên các loại máy cơ đơn giản:
- Ròng rọc, đòn bẩy và mặt phẳng nghiêng
- Tác dụng của máy cơ đơn giản: Giúp con người làm việc dễ dàng hơn:
+ Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy: có thể kéo (nâng) vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật.
+ Ròng rọc động: kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật.
+ Ròng rọc cố định: làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
Tính P = 10.m = 10. 60 = 600 N
Tính lực kéo: F = 200 . 2 = 400 N
So sánh: F < P. Suy ra: Không kéo vật lên được, vì khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng thì lực kéo ít nhất phải bằng trọng lượng của vật.
0,5
0,5
0,5
4
1,5 điểm
Thể tích của nước ở trong bình là: 900 x 1/3 = 300cm3.
0,5
Thể tích nước dâng lên khi thả hòn đá vào là:
900 x 2/3 = 600cm3.
0,5
Thể tích của hòn đá là: 600cm3 – 300cm3 = 300cm3.
0,5
Trên đây là Hướng dẫn chung, tùy theo cách làm, cách diễn đạt của học sinh để giáo viên cho điểm thành phần hợp lý.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Đắc Chí
Dung lượng: 48,50KB|
Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)