Đề KTTT Vật lý 6 - HKI

Chia sẻ bởi Trần Thị Truyền | Ngày 14/10/2018 | 31

Chia sẻ tài liệu: Đề KTTT Vật lý 6 - HKI thuộc Vật lí 6

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT DĨ AN
TRƯỜNG THCS DĨ AN
HỌ TÊN: ………………………………
LỚP: ………….
ĐIỂM
ĐỀ KIỂM TRA TẬP TRUNG HKI
NĂM HỌC 2011 - 2012
MÔN: VẬT LÝ 6
ĐỀ 1

I.TRẮC NGHIỆM: (Mỗi câu 0,25đ)
Phần I: Chọn câu trả lời đúng.
Câu 1: Đơn vị chính đo khối lượng là:
gam (g). B. tấn (t). C. niutơn (N). D. kilogram (kg).
Câu 2: Người ta dùng bình chia độ có ĐCNN là 1cm3 và chứa 50cm3 nước để đo thể tích của một vật. Khi thả vật ngập vào nước trong bình chia độ thì mực nước dâng lên tới vạch 84cm3. Trong các kết quả ghi sau đây, kết quả nào là đúng?
84cm3. B. 34cm3. C. 34,0cm3. D. 134cm3.
Câu 3: Trên vỏ hộp sữa bột có ghi 450g. Số đó cho biết gì?
Khối lượng của hộp sữa. C. Trọng lượng của hộp sữa.
Trọng lượng của sữa trong hộp. D. Khối lượng của sữa trong hộp.
Câu 4: Một vật có khối lượng 100g sẽ có trọng lượng là bao nhiêu?
100N. B. 1N. C. 10N. D. 0,1N.
Câu 5: Một quyễn sách nằm yên trên mặt bàn. Hỏi quyển sách có chịu tác dụng của lực nào không?
Không chịu tác dụng của lực nào.
Chỉ chịu tác dụng của trọng lực.
Chịu tác dụng của trọng lực và lực đỡ của mặt bàn.
Chỉ chịu tác dụng của lực đỡ mặt bàn.
Câu 6: Lực không gây ra tác dụng nào trong các tác dụng sau đây?
Làm cho vật chuyển động nhanh lên. C. Làm cho vật chuyển động châm lại.
Làm cho vật biến dạng. D. Làm cho vật chuyển động.
Câu 7: Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì người ta xác định thể tích của vật bằng cách:
Đo thể tích bình tràn.
Đo thể tích bình chứa.
Đo thể tích nước còn lại trong bình.
Đo thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa.
Câu 8: Trong các loại thước dưới đây thước nào thích hợp nhất để đo bề dầy của quyển sách Vật Lý lớp 6?
Thước có GHĐ 50cm và ĐCNN 1mm. C. Thước có GHĐ 100cm và ĐCNN 1mm.
Thước có GHĐ 10cm và ĐCNN 0,5mm. D. Thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm.
Câu 9: Hai lực cân bằng nhau khi chúng:
Mạnh như nhau, cùng phương và ngược chiều, tác dụng vào cùng một vật.
Mạnh như nhau và cùng phương.
Mạnh như nhau, cùng phương, cùng chiều.
Mạnh như nhau, khác phương, ngược chiều.
Câu 10: Lực nào trong các lực kể ra dưới đây làm cho quả bóng dội ngược lại khi đụng vào bức tường?
Lực hút của Trái Đất. C. Lực đẩy của bức tường.
Lực đá của chân người. D. Lực đàn hồi của quả bóng.


Phần II: Ghép câu
Câu 11: Ghép nội dung ở cột A với cột B cho phù hợp thành câu có nội dung đúng.

CỘT A
CỘT B

Khi đo độ dài, “số” chỉ kết quả đo là
Đơn vị đo thể tích là
Khi đo thể tích chất lỏng bằng bỉnh chia độ “số” chỉ kết quả đo là
Trọng lượng của một vật 5kg là
Mực chất lỏng trong bình.
50N
ở đầu kia của vật.
5N.
Mét khối.


1 + ………….. 2 + …………. 3 + …………… 4 + …………….
Phần III: Điền vào chỗ trống:
Câu 12: Điền vào chỗ trong trong các câu sau:
Trái Đất tác dụng ………………. lên các vật trên Trái Đất. Lực này gọi là ………… và có phương thẳng đứng, có chiều……………………..
Lực tác dụng lên vật làm cho vật …………………….hoặc ………………………….
hoặc ………………………………
II. TỰ LUẬN:
Câu 13: Em hiểu các con số sau như thế nào?
Hải Phòng 30km (biển báo cột cây số trên đường quốc lộ)
Trên vỏ chai nước khoáng có ghi “Thể tích thực 500ml”
Trên vỏ gói kẹo có ghi “Khối lượng tịnh 200g”
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Câu 14: Hãy nêu phương án để đo thể tích của một hòn đá không bỏ lọt bình chia độ. Trong tay chỉ có một cái bát, một cái đĩa và một bình chia độ có miệng nhỏ hơn hòn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Truyền
Dung lượng: 64,00KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)