Đề KTKSCL đầu năm

Chia sẻ bởi Phạm Văn Đại | Ngày 14/10/2018 | 43

Chia sẻ tài liệu: Đề KTKSCL đầu năm thuộc Vật lí 6

Nội dung tài liệu:

Trường THCS số 3 Xuân Quang
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
Năm học 2014-2015
Môn: Vật lý - Lớp 6
Thời gian 45 phút (không kể thời gian giao đề)


TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng:


Câu 1. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của cây thước (hình dưới) lần lượt là:




A. 100 cm và 1 cm. B. 100 cm và 2 cm.
C. 100 cm và 2,5 cm. D. 100 cm và 10 cm.

Câu 2. Chiều dài gang tay. Để đo chính xác chiều dài của một gang tay của mình. Bạn nên chọn thước nào trong các thước sau?
A. Thước 25 cm có ĐCNN tới 1 cm.
B. Thước 10 cm có ĐCNN tới 1 cm.
C. Thước 25 cm có ĐCNN tới 1 mm.
D. Thước 10 cm có ĐCNN tới 1 mm.

Câu 3. Trên vỏ hộp bánh có ghi 600 g. Số này cho biết.
A. Khối lượng bánh trong hộp. B. Khối lượng hộp.
C. Số các thành phần của bánh trong hộp. D. Số bánh trong hộp.

Câu 4. Để xác định thể tích của một hòn đá nhỏ, bạn Nam sử dụng bình chia độ có GHĐ 2000 ml. Bạn đổ nước vào bình đến vạch 1000 ml rồi thả hòn đá lọt và ngập trong nước thì thấy mức nước trong bình lên tới vạch 1200 ml. Thể tích của hòn đá là

A. 2200 ml. B. 1200 ml.
C. 800 ml. D. 200 ml.

Câu 5. Khi đo độ dài người ta dùng dụng cụ gì?
A. Bình chia độ. B. Thước dây. C. Nhiệt kế. D. Cân.

Câu 6. Một vật được đặt nằm yên trên mặt bàn nằm ngang. Vật này nằm yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng có đặc điểm nào sau đây?
A. Hai lực cùng phương nằm ngang, cùng chiều, mạnh như nhau.
B. Hai lực cùng phương thẳng đứng, cùng chiều, mạnh như nhau.
C. Hai lực cùng phương nằm ngang, ngược chiều, mạnh như nhau.
D. Hai lực cùng phương thẳng đứng, ngược chiều, mạnh như nhau.


Câu 7. Nối mỗi cụm từ ở cột bên trái với một cụm từ ở cột bên phải sao cho thích hợp:

1. Ước lượng độ dài cần đo để
a. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp.

2. ĐCNN của dụng cụ đo là
b. khối lượng của túi bột giặt.



c. chọn thước đo thích hợp.



e. biết chiều dài của vật.


II. TỰ LUẬN (8điểm)
Câu 8. (4điểm) Đổi các đơn vị sau:
0,5m = ..................cm.
15cm = ................m.
5kg = ...............g
250 lạng = ..........kg
200m = ..................km.
1,2m3 = ..................lít.
600g = ..............kg
30 tạ = .............kg


Câu 9. (2điểm)
Một cân đĩa thăng bằng khi ở đĩa cân bên phải có 3 gói kẹo giống nhau, ở đĩa cân bên trái có các quả cân 200g, 100g, 30g, 20g và 10g. Hãy xác định khối lượng của mỗi gói kẹo.

Câu 10. (2điểm)
Dùng một ca, một bình chia độ, một khay, một hòn đá (không thể lọt bình chia độ nhưng có thể thả lọt vào ca). Hãy nêu cách xác định thể tích hòn đá.

ĐÁP ÁN:

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN:


Câu
1
2
3
4
5
6

Đáp án
B
C
A
D
B
D

Câu 7. Nối đúng một ý cho 0.25 điểm
1- c; 2 – a;
II. TỰ LUẬN

Câu 8
0,5m = 50cm.
15cm = 0,15m.
5kg = 5000g
250 lạng = 25kg
200m = 0,2km.
1,2m3 = 1200lít.
600g = 0,6kg
30 tạ = 3000kg

4 điểm
(1 ý đúng cho 0,5đ)

Câu 9

Tổng khối lượng đặt vào đĩa cân bên trái là:
200g + 100g + 30g + 20g + 10g = 360g.
Do cân thăng bằng nên khối lượng đĩa bên phải và bên trái bằng nhau.
Vậy khối lượng của một gói kẹo là 360g :3 = 120g
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Văn Đại
Dung lượng: 71,50KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)