Đề KTHKI năm học 2008 - 2009

Chia sẻ bởi Đỗ Thạch Tuyến | Ngày 11/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: Đề KTHKI năm học 2008 - 2009 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Trường THCS Nguyễn Huệ
Năm học 2007 – 2008
Đề kiểm tra học kì I
Môn : Ngữ văn 7
Thời gian làm bài : 90 phút
I. Phần I: Trắc nghiệm ( 2 điểm – Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm)
Đọc kỹ câu hỏi và trả lời bằng cách ghi lại chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất trong mỗi câu hỏi sau:
Câu 1- Văn bản nào sau đây có cùng thể loại với văn bản Sài Gòn tôi yêu?
A. Mẹ tôi B. Cuộc chia tay của những con búp bê
C. Cổng trường mở ra D. Một thứ quà của lúa non: Cốm
Câu 2- Những thông tin sau giới thiệu về tác giả nào?
` Sinh năm 1258 – 1308, ông nổi tiếng là nhân hậu, khoan hoà. Ông theo đạo phật, năm 1299 tu ở chùa Yên Tử và trở thành vị tổ thứ nhất của thiền phái trúc lâm. Các tác phẩm thơ văn của ông mang phong cách dân giã, nặng tình với cuộc đời.
A. Lí Thường Kiệt B. Trần Quang Khải
C. Trần Nhân Tông D. Nguyễn Trãi
Câu 3- Đọc bài văn Mùa xuân của tôi ( Vũ Bằng ), em cảm nhận được những điều kì diệu nào của mùa xuân?
A. Mùa xuân khơi dậy trong lòng người tình yêu quê hương
B. Mùa xuân khơi dậy trong lòng người những tình cảm thiêng liêng và sức sống mãnh liệt
C. Mùa xuân khơi dậy những tình cảm về gia đình tổ tiên
D. Mùa xuân khơi dậy sức sống của muôn loài
Câu 4- Điệp ngữ Tiếng gà trưa được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong bài thơ Tiếng gà trưa ( Xuân Quỳnh ) có tác dụng gì?
A. Liên kết dòng cảm xúc của nhà thơ B. Gợi cảm xúc thực tại
C. Giúp hồi tưởng quá khứ D. Cả ba ý trên
Câu 5- Tác giả sử dụng lối chơi chữ nào trong câu ca dao Ngày xuân, em đi chợ hạ, mua cá thu về, chợ hãy còn đông?
A. Dùng từ đồng âm B. Dùng từ trái nghĩa
C. Dùng các từ cùng trường nghĩa D. Dùng lối nói lái
Câu 6- Từ đánh trong các câu văn dưới đây là đồng âm hay nhiều nghĩa?
- Thằng bé bị đánh oan mấy roi
- Quân ta đã đánh cho địch thất điên bát đảo
- Nó đánh trống thì hay nhưng chơi đàn thì dở
A. Đồng âm B. Nhiều nghĩa
Câu 7- Dòng nào đúng khi phân biệt sắc thái khác nhau của hai câu: (1) Nó chậm nhưng chắc và (2) Nó chắc nhưng chậm?
A. Câu 1 tỏ ý khen nhưng khen nhiều hơn; câu 2 tỏ ý khen nhưng khen ở mức độ thấp hơn
B. Câu 1 vừa chê vừa khen; câu 2 cũng vừa chê vừa khen. Người được nói đến có cả hai đặc điểm là chậm và chắc
C. Câu 1 nhấn mạnh vào yếu tố chắc, nên tỏ ý khen là chính; câu 2 nhấn mạnh vào yếu tố chậm nên tỏ ý chê là chính
D. Cả hai c
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Thạch Tuyến
Dung lượng: 63,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)