Đề KTHK2, Vật lý 6_1011

Chia sẻ bởi Lê Thanh Hải | Ngày 14/10/2018 | 37

Chia sẻ tài liệu: Đề KTHK2, Vật lý 6_1011 thuộc Vật lí 6

Nội dung tài liệu:

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2010 - 2011
Môn: VẬT LÝ - Lớp 6
Thời gian làm bài: 45 phút (không tính thời gian phát đề)
________
Phần I: TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm ).
Chọn phương án trả lời đúng nhất từ câu 1 đến câu 10.

Câu 1. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi ta nung nóng một vật rắn?
A. Khối lượng riêng của vật tăng
B. Thể tích của vật tăng
C. Khối lượng của vật tăng
D. Trọng lượng của vật tăng

Câu 2. Không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh vì:
A. Khối lượng riêng của không khí nóng nhỏ hơn
B. Khối lượng của không khí nóng nhỏ hơn
C. Khối lượng của không khí nóng lớn hơn
D. Khối lượng riêng của không khí nóng lớn hơn

Câu 3. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều dưới đây cách sắp xếp đúng là:
A. Khí, lỏng, rắn
B. Rắn, lỏng, khí
C. Lỏng, rắn , khí
D. Lỏng, khí, rắn

Câu 4. Khi các vật nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực rất lớn, do đó khi lắp đặt đường ray xe lửa ở chỗ nối các thanh ray người ta thường để một khe hở nhỏ để:
A. Dễ uốn cong đường ray
B. Tiết kiệm thanh ray
C. Dễ tháo lắp thanh ray khi sửa chữa hoặc thay thế
D. Tránh hiện tượng các thanh ray đẩy nhau do dãn nở khi nhiệt độ tăng

Câu 5. Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế là:
A. 100oC
B. 42oC
C. 37oC
D. 20oC

Câu 6. Quả bóng bàn bị bẹp, nhúng vào nước nóng thì phồng lên vì:
A. Vỏ quả bóng bàn nóng lên nở ra
B. Vỏ quả bóng bàn bị nóng mềm ra và quả bóng phồng lên
C. Không khí trong quả bóng bàn nóng lên nở ra
D. Nước tràn qua khe hở vào trong quả bóng bàn

Câu 7. Khi quan sát sự nóng chảy của băng phiến, trong suốt thời gian nóng chảy thì:
A. Nhiệt độ băng phiến tăng
B. Nhiệt độ băng phiến giảm
C. Nhiệt độ băng phiến không thay đổi
D. Nhiệt độ băng phiến lúc đầu tăng sau đó giảm

Câu 8. Trường hợp nào dưới đây liên quan đến sự đông đặc?
A. Ngọn nến vừa tắt
B. Ngọn nến đang cháy
C. Cục nước đá để ngoài nắng
D. Ngọn đèn dầu đang cháy

Câu 9. Khi trồng chuối hoặc mía người ta thường phạt bớt lá để:
A. Dễ cho việc đi lại chăm sóc cây
B. Hạn chế lượng dinh dưỡng cung cấp cho cây
C. Giảm bớt sự bay hơi làm cây đỡ bị mất nước hơn
D. Đỡ tốn diện tích đất trồng

Câu 10. Bên ngoài thành cốc đựng nước đá có nước vì:
A. Nước trong cốc có thể thấm ra ngoài
B. Hơi nước trong không khí ngưng tụ gặp lạnh tạo thành nước
C. Nước trong cốc bay hơi ra bên ngoài
D. Nước trong không khí tụ trên thành cốc

Phần II: TỰ LUẬN (5,0 điểm).
Câu 1 (1,0 điểm).
Hiện tượng khói trắng tỏa ra ở miệng vòi ấm khi đun nước là do cả sự bay hơi lẫn ngưng tụ. Em hãy giải thích?

Câu 2 (1,5 điểm).
Cho đường biểu diễn sự tăng nhiệt độ theo thời gian của một chất (đường ABCD).

a. Trong khoảng thời gian nào chất tồn tại ở thể rắn? Thể lỏng và rắn? Thể lỏng?
b. Đoạn thẳng nằm ngang trên đường biểu diễn thể hiện quá trình nào? Giải thích?
c. Đây là chất gì? Vì sao?


















Câu 3 (1,0 điểm).
Đổi các nhiệt độ sau:
a. Đổi 37oC sang oF.
b. Đổi 100oF sang oC.

Câu 4 (1,5 điểm).
Ở tâm của một đĩa sắt có một lỗ nhỏ. Nếu nung nóng đĩa thì đường kính của lỗ tăng hay giảm? Giải thích?

___________________________
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thanh Hải
Dung lượng: 53,50KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)