ĐỀ KTC1 - HH7

Chia sẻ bởi Võ Minh Đặng | Ngày 12/10/2018 | 79

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ KTC1 - HH7 thuộc Đại số 7

Nội dung tài liệu:

Tuần 8
Tiết 15
§10: LÀM TRÒN SỐ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Kiến thức: Học sinh trình bày được khái niệm làm tròn số, nêu lên được ý nghĩa của việc làm tròn số trong thực tiễn.
- Kĩ năng: Biết cách làm tròn số và vận dụng đúng quy ước làm tròn số.
- Thái độ: Tuân thủ quy ước làm tròn số và sử dụng đúng trong cuộc sống hàng ngày.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
Năng lực tính toán
II.CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1.Giáo viên: SGK, bảng phụ, phấn mầu.
2. Học sinh: SGK, bảng nhóm, thước kẻ.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH:
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài::
- HS1: Phát biểu mối quan hệ giữa số hữu tỉ và số thập phân?
Tính: 0,(32)+0,(67)=1
- HS2: Một trường học có 425 HS, trong đó có 302 HS khá giỏi. Tính tỉ số phần trăm HS khá giỏi?
Trong bài của HS2, tỉ số phần trăm HS khá giỏi của trường là: %.
Đây là số thập phân VH. Để dễ nhớ, dễ so sánh, ta thường làm trồn số. Vậy làm tròn số là thế nào, quy tắc làm tròn số ra sao?
2. Hoạt động hình thành kiến thức:

NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

Hoạt động 1: Ví dụ.
Mục tiêu: Hs biết làm tròn số thông qua các ví dụ.

1. Ví dụ:
Ví dụ 1:
Làm tròn các số thập phân 4,3 và 4,9 đến hàng đơn vị.

*Nhận xét.
4,3  4.
4,9 5.
Kí hiệu: “” đọc là gần bằng hoặc xấp xỉ.







* Tóm lại:
Để làm tròn một số thập phân đến hàng đơn vị ta lấy số nguyên gần với số đó nhất.

?1.
Điền số thích hợp vào ô trống sau khi đã làm tròn số đến hàng đơn vị:

5,4  5 ; 5,8  6 ; 4,5  5



GV: Lấy một số ví dụ về làm tròn số trong thực tế: GV: Vẽ trục số. Yêu cầu HS biểu diễn các số 4,3 và 4,9 trên trục số.

? Số thập phân 4,3 trên trục số gần số nguyên nào nhất?
? Câu hỏi tương tự với số thập phân 4,9
HS : Trả lời.
GV : Nhận xét và khẳng định :
Ta thấy hai số nguyên 4 và 5 cùng gần với số thập phân 4,3 nhưng 4 gần với 4,3 hơn so với 5 nên ta viết 4,3  4.
Tương tự, 4,9 gần với 5 so với 4 nên ta viết 4,9 5.
Kí hiệu: “” đọc là gần bằng hoặc xấp xỉ.
? Để làm tròn số thập phân đế hàng đơn vị ta làm như thế nào?
HS: Ta lấy số nguyên gần với số đó nhất.
GV: Nhận xét.
Yêu cầu học sinh làm ?1.
GV: Nhận xét.
Yêu cầu học sinh nghiên cứu ví dụ 2 và ví dụ 3 trong SGK- trang 35, 36.
GV: Chú ý 4,5 làm tròn số đến hàng đơn vị có hai kết quả. Như vậy phải có quy ước để làm tròn số.
Làm tròn số đến hàng nghìn có gì khác với làm tròn đến hàng đơn vị ?.
HS : Thực hiện và trả lời.

Hoạt động 2: Quy ước làm tròn số.
Mục tiêu: Hs nắm vững quy ước làm tròn số

2. Quy ước làm tròn số.
* Trường hợp 1:
Ví dụ:
- Làm tròn số 86,149 đến chữ số thập phân thứ nhất: 86,149  86,1
- Làm tròn số 542 đến hàng chục:
542  540.
* Trường hợp 2:
Ví dụ:
- Làm tròn số 7,923; 17,418 đến chữ số thập phân thứ hai: 7,923  7,9; 17,418  17,4
- Làm tròn số 1537 đến hàng trăm:
1537  1600.
?2.a, Làm tròn số 79,3826 đến chữ số thập phân thứ ba : 79,3826 79,383

b, Làm tròn số 79,3826 đến chữ số thập phân thứ hai: 79
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Minh Đặng
Dung lượng: 181,88KB| Lượt tài: 6
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)