DE KT VAN 7 KII 07-08

Chia sẻ bởi Dương Đức Minh | Ngày 11/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: DE KT VAN 7 KII 07-08 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS KHÁNH HẢI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Năm học 2007 – 2008
Môn : Văn – Tiếng Việt - Lớp 7
Thời gian : 90 phút ( Không kể thời gian phát đề )

I. TRẮC NGHIỆM : ( 3 điểm ) Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất:
“ … Bấy giờ ai cũng ở trong đình, đều nôn nao, sợ hãi. Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào, thở không ra lời:
- Bẩm . . . quan lớn . . . đê vỡ mất rồi !
Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng:
- Đê vỡ rồi ! . . . Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày ! Có biết không ? . . . Lính đâu ? Sao bay dám để nó chạy xồng xộc vào đây như vậy ? Không còn phép tắc gì nữa à ?
- Dạ, bẩm . . .”
( Ngữ văn lớp 7 tập hai)
Câu 1: Tác giả của đoạn văn trên là :
A. Phan Duy tốn B. Phạm Duy Tốn C. Nguyễn Ái Quốc D. Thạch Lam
Câu 2: Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm :
A. Ý nghĩa Văn chương B. Sự giàu đẹp của tiếng Việt
C. Sống chết mặc bay C. Quan ââm Thị Kính
Câu 3: Đoạn văn trên đã góp phần đắc lực cho việc :
A. Tố cáo tên quan phụ mẫu tàn bạo, bất nhân.
B. Tố cáo tên quan phụ mẫu hống hách, vô trách nhiệm.
C. Sự sợ hãi, hoảng hốt của mọi người trong đình và anh lính hầu vì đê đã vỡ.
D. Tả thái độ và tình cảm của mọi người trong đình khi nghe tin báo vỡ đẽ.
Câu 4: Câu “ Dạ, bẩm . . .” thuộc kiểu :
A. Câu đặc biệt B. Câu rút gọn C. Câu ghép D. Câu bị động
Câu 5: Đoạn văn trên thuộc kiểu văn bản nào
A. Chứng minh B. Giải thích C. Miêu tả D. Tự sự
Câu 6: Dấu gạch ngang trong đoạn văn trên dùng để :
A. Nói các lời nói của nhân vật
B. Phân cách lời nhân vật này với nhân vật khác
C. Thay thế cho dấu ngoặc kép khi muốn đóng khung nguyên văn lời nói, câu viết, ý kiến của ai đó.
D. Giải thích rõ hơn lời nói của nhân vật hay của người viết.
Câu 7: Trong câu sau câu nào là câu rút gọn:
A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây B. Người ta là hoa đất C. Tấc đất tấc vàng
Câu 8: Em đã học tục ngữ về những chủ đề nào:
A. Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất B. Tục ngữ về con người và xã hội
C. Cả hai chủ đề A,B đều đúng D. Cả hai chủ đề A,B đều sai
Câu 9: Câu đặc biệt là câu có cấu tạo:
A. Bình thường có đủ chủ ngữ – vị ngữ
B. Rút gọn, lược bỏ cả chủ ngữ – vị ngữ
C. Không theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ
Câu 10: Tình huống “ Sắp tới kiểm tra học kì, cả lớp cần sinh hoạt trao đổi thêm về môn Toán” chúng ta cần viết văn bản gì?
A.Văn bản thông báo B. Văn bản báo cáo
C. Văn bản đề nghị D. Cả ba văn trên đều đúng
Câu 11: “ Tổ ấm gia đình là vô cùng quí giá và quan trọng” đó là chủ đề của văn bản nào?
A. Cổng trường mở ra B. Mẹ tội
C. Cuộc chia tay của những con búp bê D. Tiếng gà trưa
Câu 12: Từ nào sau đây không phải là từ láy:
A. Da diết B. Dập Dìu C. Thưa thốt D. Phố phường
II. TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: Em hãy ghi lại 4 câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất mà em đã học.
Câu 2: Nhân dân ta có câu tục ngữ: “ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Hãy giải thích câu tục ngữ trên.


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Đức Minh
Dung lượng: 5,48KB| Lượt tài: 0
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)