Đề KT văn 7 giữa kỳ II
Chia sẻ bởi Phạm Văn Sinh |
Ngày 11/10/2018 |
25
Chia sẻ tài liệu: Đề KT văn 7 giữa kỳ II thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
ĐỀ THI 24 TUẦN NĂM HỌC 2013 – 2014
Môn ngữ văn 7
Câu 1 ( 2đ )
Thế nào là câu đặc biệt .
Chỉ ra câu đặc biệt trong các ví dụ sau ? Cho biết tác dụng của các câu đặc biệt đó.
Về mùa đông. Cây cối trơ trụi lá.
Mưa! Trời mưa to quá.
Câu 2 ( 3đ )
Đọc câu tục ngữ sau.
Một mặt người bằng mười mặt của
Hãy giải thích nghĩa của câu tục ngữ.
Bài học kinh nghiệm rút ra từ câu tục ngữ trên.
Câu tục ngữ được sử dụng trong những văn cảnh nào.
Câu 3 ( 5đ )
Nhân dân ta thường nói “ có chí thì nên “. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ trên.
Đáp án – Biểu điểm
Câu 1 ( 2đ )
* Thế nào là câu đặc biệt ( 0,5đ )
Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
* Chỉ ra câu đặc biệt trong các ví dụ. Nêu tác dụng của chúng ( 1,5đ )
Câu đặc biệt:
a, Về mùa đông. Xác định thời gian diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn ( 0,75đ )
b, Mưa! Liệt kê thông báo về sự tồn tại của sự vật hiện tượng. ( 0,75đ )
( Lưu ý tìm được câu đặc biệt 0,5 đ, tác dụng ( 0,25đ))
Câu 2 ( 3đ )
* Nghĩa của câu tục ngữ ( 1,5đ )
Người quý hơn vàng, quý hơn gấp bội lần: không phải là nhân dân không coi trọng của cải nhưng nhân dân đặt con người lên trên mọi thứ của cải. Câu tục ngữ sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa “ của “ . Cách dùng từ mặt của là để tương ứng với hình thức và ý nghĩa của sự so sánh trong câu đồng thời tạo những điểm nhấn sinh động về từ ngữ và nhịp điệu cho người đọc người nghe chú ý. Hình thức so sánh với những đối lập đơn vị chỉ số lượng ( một với mười ) khẳng định sự quý giá của người so với của.
* Bài học kinh nghiệm ( 0,5đ )
Câu tục ngữ khẳng định tư tưởng coi trọng con người, giá trị con người của nhân dân ta.
* Câu tục ngữ có thể sử dụng trong nhiều văn cảnh ( 1đ )
- An ủi, động viên những trường hợp mà nhân dân cho là “ của đi thay người “
Nói về tư tưởng đạo lý, triết lí sống của nhân dân đặt con người lên trên mọi thứ của cải.
Quan niệm về việc sinh đẻ trước đây: muốn đẻ nhiều con,
Câu 3 ( 5đ )
MB ( 0,5đ )
Giới thiệu và nêu được luận điểm cơ bản.
TB ( 4đ )
a, Phần lí lẽ ( 1,5đ )
Giải thích được nội dung, ý nghĩa của câu tục ngữ
Chí là gì
Nên là gì
Có chí thì nên có nghĩa là gì
Ngược lại những người không có chí thì có kết quả gì
b, phần thực tế ( 2,5đ )
Tìm dẫn chứng
Trong đời sống hàng ngày nếu có chí sẽ vượt qua tất cả như thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, vận động viên tàn tật…
Trong học tập ( giải những bài toán khó, hoàn cảnh gia đình khó khăn ) như anh Châu Trí thời xưa nhà nghèo phải vào chùa Long Tuyền quét dọn lá đa đốt lấy ánh sáng học đỗ Trạng nguyên.
Trong chiến tranh chiến đấu với kẻ thù ta gặp phải những khó khăn…
KB ( 0,5đ )
Khẳng định tính đúng đắn và bài học ý nghĩa rồi rút ra kết luận.
Môn ngữ văn 7
Câu 1 ( 2đ )
Thế nào là câu đặc biệt .
Chỉ ra câu đặc biệt trong các ví dụ sau ? Cho biết tác dụng của các câu đặc biệt đó.
Về mùa đông. Cây cối trơ trụi lá.
Mưa! Trời mưa to quá.
Câu 2 ( 3đ )
Đọc câu tục ngữ sau.
Một mặt người bằng mười mặt của
Hãy giải thích nghĩa của câu tục ngữ.
Bài học kinh nghiệm rút ra từ câu tục ngữ trên.
Câu tục ngữ được sử dụng trong những văn cảnh nào.
Câu 3 ( 5đ )
Nhân dân ta thường nói “ có chí thì nên “. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ trên.
Đáp án – Biểu điểm
Câu 1 ( 2đ )
* Thế nào là câu đặc biệt ( 0,5đ )
Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
* Chỉ ra câu đặc biệt trong các ví dụ. Nêu tác dụng của chúng ( 1,5đ )
Câu đặc biệt:
a, Về mùa đông. Xác định thời gian diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn ( 0,75đ )
b, Mưa! Liệt kê thông báo về sự tồn tại của sự vật hiện tượng. ( 0,75đ )
( Lưu ý tìm được câu đặc biệt 0,5 đ, tác dụng ( 0,25đ))
Câu 2 ( 3đ )
* Nghĩa của câu tục ngữ ( 1,5đ )
Người quý hơn vàng, quý hơn gấp bội lần: không phải là nhân dân không coi trọng của cải nhưng nhân dân đặt con người lên trên mọi thứ của cải. Câu tục ngữ sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa “ của “ . Cách dùng từ mặt của là để tương ứng với hình thức và ý nghĩa của sự so sánh trong câu đồng thời tạo những điểm nhấn sinh động về từ ngữ và nhịp điệu cho người đọc người nghe chú ý. Hình thức so sánh với những đối lập đơn vị chỉ số lượng ( một với mười ) khẳng định sự quý giá của người so với của.
* Bài học kinh nghiệm ( 0,5đ )
Câu tục ngữ khẳng định tư tưởng coi trọng con người, giá trị con người của nhân dân ta.
* Câu tục ngữ có thể sử dụng trong nhiều văn cảnh ( 1đ )
- An ủi, động viên những trường hợp mà nhân dân cho là “ của đi thay người “
Nói về tư tưởng đạo lý, triết lí sống của nhân dân đặt con người lên trên mọi thứ của cải.
Quan niệm về việc sinh đẻ trước đây: muốn đẻ nhiều con,
Câu 3 ( 5đ )
MB ( 0,5đ )
Giới thiệu và nêu được luận điểm cơ bản.
TB ( 4đ )
a, Phần lí lẽ ( 1,5đ )
Giải thích được nội dung, ý nghĩa của câu tục ngữ
Chí là gì
Nên là gì
Có chí thì nên có nghĩa là gì
Ngược lại những người không có chí thì có kết quả gì
b, phần thực tế ( 2,5đ )
Tìm dẫn chứng
Trong đời sống hàng ngày nếu có chí sẽ vượt qua tất cả như thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, vận động viên tàn tật…
Trong học tập ( giải những bài toán khó, hoàn cảnh gia đình khó khăn ) như anh Châu Trí thời xưa nhà nghèo phải vào chùa Long Tuyền quét dọn lá đa đốt lấy ánh sáng học đỗ Trạng nguyên.
Trong chiến tranh chiến đấu với kẻ thù ta gặp phải những khó khăn…
KB ( 0,5đ )
Khẳng định tính đúng đắn và bài học ý nghĩa rồi rút ra kết luận.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Văn Sinh
Dung lượng: 30,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)