De kt tv 7 II

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Nguyệt | Ngày 11/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: de kt tv 7 II thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:


Trường THCS trường Sơn Kiểm tra: 1 tiết
Họ và tên:…………………. Môn: Ngữ văn 7
Lớp: ……………………….. Thời gian: 45 phút

Điểm
Lời phê của giáo viên





I. TRẮC NGHIỆM (3đ) Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất.
1. Câu “Cần phải ra sức phấn đấu để cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn” được rút gọn thành phần nào?
A.Trạng ngữ. B. Chủ ngữ. C. Vị ngữ. D. Bổ ngữ.
2. Câu đặc biệt "ôi! Đẹp quá!" được dùng để:
A. Gọi đáp. B. Nêu thời gian.
C. Bộc lộ cảm xúc. D. Thông báo về sự tồn tại của sự vật.
3. Trong những câu sau, câu nào không phải là câu rút gọn?
A. Bán anh em xa, mua láng giềng gần. B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
C. Người ta là hoa đất. D. Uống nước nhớ nguồn.
4. Câu đặc biệt là:
A. Là câu cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. B. Là câu chỉ có chủ ngữ.
C. Là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. D. Là câu chỉ có vị ngữ.
5.Trạng ngữ sau được thêm vào câu nhằm mục đích gì?
“ Để tránh xảy ra tai nạn đáng tiếc, mọi người cần phải chấp hành luật lệ giao thông”
A. Xác định thời gian. B. Nguyên nhân. C. Nơi chốn. D. Mục đích.
6. Trong các câu sau, câu nào là câu đặc biệt?
A. Một đêm mùa xuân. Trên dòng sông êm ả, cái đò cũ của bác Tài Phán từ từ trôi.
B. - Chị gặp anh ấy bao giờ?
- Một đêm mùa xuân.
C. Vào một đêm mùa xuân, tôi đã gặp mẹ.
D. Vào một đêm mùa xuân, Mai nhận được thư của bố.
7. Rút gọn câu nhằm mục đích gì?
A. Làm cho câu gọn hơn. B. Tránh lặp từ.
C, Giúp thông tin được nhanh hơn D. Cả ba câu trên đều đúng
8. Việc tách trạng ngữ thành câu riêng trong ví dụ dưới đây có tác dụng gì?
"Chị ấy đã ngã xuống. Năm 1973."
A. Chuyển ý. B. Bộc lộ cảm xúc.
C. Tạo tình huống. D. Nhấn mạnh thời gian.
9. Câu rút gọn là câu ?
A.Chỉ có thể vắng chủ ngữ . B.Chỉ có thể vắng vị ngữ .
C.Có thể vắng cả chủ ngữ và vị ngữ . D. Chỉ có thể vắng các thành phần phụ
10. Khi ngụ ý hành động đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người chùng ta sẽ lược bỏ thành phần nào trong hai thành phần sau .
A.Chủ ngữ . B. Vị ngữ .
C. Cả (A) và (B) đều đúng D. Cả (A) và (B) đều sai
11.Câu nào trong các câu sau là câu rút gọn ?
A. Ai cũng phải học đi đôi với hành . B. Anh trai tôi học luôn đi đôi với hành .
C. Học đi đôi với hành . D. Rất nhiều người học đi đôi với hành .
12. Xác định thành phần trạng ngữ trong câu sau: “Và hôm sau, chúng tôi lại về.”?
A. Chúng tôi lại trở về. B. Và hôm sau.
B. Chúng tôi. C. Lại trở về.
II. TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 1: Gạch chân trạng ngữ trong câu sau. Trạng ngữ này có thể đứng ở vị trí nào trong câu? Hãy viết ra câu văn đó, trang ngữ đó có tác dụng gì trong câu?
Đêm nay, Nam ngủ với bố
Câu 2: Viết một đoạn văn ngắn khoảng 7 dòng trong đó có sử dụng ít nhất 1 trạng ngữ,1 câu rút gọn, 1 câu đặc biệt và gạch chân dưới các trạng ngữ, câu rút gọn, câu đặc biệt đó.

( 1đ trình bày sạch đẹp)
======== Hết ========




ĐÁP ÁN
Trắc nghiệm: (3đ, mỗi câu đúng được 0.25 đ)

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Nguyệt
Dung lượng: 8,25KB| Lượt tài: 0
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)