Đề KT NV7-k2

Chia sẻ bởi Nguyễn Mạnh Thắng | Ngày 11/10/2018 | 21

Chia sẻ tài liệu: Đề KT NV7-k2 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2008-2009 Môn: NGỮ VĂN - Lớp 7 Thời gian làm bài: 90 phút ( không kể thời gian giao đề ) (Đề gồm một trang) I. TIẾNG VIỆT ( 2,0 điểm): Câu 1: (1,0 điểm) Phân biệt câu rút gọn – câu đặc biệt. Cho ví dụ minh hoạ. Câu 2: (1,0 điểm) - Về ý nghĩa, trạng ngữ trong câu sau được thêm vào câu để làm gì? “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít” - Khi tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết, người ta dùng loại câu nào? II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm): Câu 1: (1,0 điểm) Đọc câu tục ngữ sau và trả lời câu hỏi bên dưới: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” a) Nêu nội dung của câu tục ngữ b) Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu tục ngữ? Câu 2: (2,0 điểm) a) Ghi lại bốn câu tục ngữ về con người và xã hội. b) Qua văn bản “Sự giàu đẹp của Tiếng Việt”, tác giả đã chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của Tiếng Việt ở những phương diện nào? Tác giả văn bản trên là ai? III. TẬP LÀM VĂN ( 5,0 điểm): Em hãy giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. HƯỚNG DẪN CHẤM THI MÔN NGỮ VĂN - Lớp 7 I. TIẾNG VIỆT ( 2,0 điểm): Câu 1: (1,0 điểm) - Nêu đúng khái niệm câu rút gọn (0,25 đ). Nêu ví dụ đúng (0,25 đ) - Nêu đúng khái niệm câu đặc biệt (0,25 đ). Nêu ví dụ đúng (0,25 đ) Câu 2: (1,0 điểm) - Trạng ngữ “mùa xuân” – xác định thời gian (0,5 đ) - Dấu chấm lửng. (0,5 đ) II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN ( 3,0 điểm) Câu 1: (1,0 điểm) a) Nội dung:Khi hưởng thụ thành quả phải biết nhớ ơn những người đem lại thành quả đó. (0,5 đ) b) Nghê thuật: Ẩn dụ. (0,5 đ) Câu 2: (2,0 điểm) a) Ghi lại chính xác bốn câu tục ngữ (1,0 đ) b) Ba phương diện: Từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp - Tác giả: Đặng Thai Mai. (1,0 đ) III. TẬP LÀM VĂN ( 5,0 điểm) Yêu cầu chung: Biết cách làm văn lập luận giải thích Vận dụng kiến thức đầy đủ, chính xác để làm sáng tỏ nội dung câu tục ngữ Yêu cầu cụ thể: Bài làm phải đảm bảo ba phần cơ bản dưới đây: a) Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa: đúc kết kinh nghiệm và thể hiện khát vọng đi nhiều nơi để mở rộng hiểu biết. b) Thân bài: Lần lượt trình bày các nội dung giải thích: - Nghĩa đen - Nghĩa bóng - Nghĩa sâu c) Kết bài: Ý nghĩa câu tục đối với hôm nay. Tiêu chuẩn cho điểm: a) Hình thức ( 1,0 điểm) - Bố cục, văn phong, diễn đạt ( 0,5 điểm) - Chữ viết, trình bày ( 0,5 điểm) b) Nội dung (4,0 điểm) - Mở bài ( 0,5 điểm) - Thân bài ( 3,0 điểm) - Kết bài ( 0,5 điểm) ( Giám khảo dựa vào thực tế bài làm của học sinh để cho các điểm cụ thể.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Mạnh Thắng
Dung lượng: 24,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)