De KT li 6-HK I

Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Thành | Ngày 14/10/2018 | 27

Chia sẻ tài liệu: De KT li 6-HK I thuộc Vật lí 6

Nội dung tài liệu:


ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
MÔN VẬT LÍ 6
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể giao đề)


Họ, tên ………….:................................................. Số báo danh:........
Mã đề số 325

PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Chọn phương án đúng rồi ghi vào giấy làm bài theo mẫu có sẵn. Ví dụ : nếu ở câu 1 chọn phương án D thì ở ô số 1 ghi D.

Câu 1: Bạn Lan cao 1,38 mét, bạn Hùng cao 1,42 mét. Vậy Hùng cao hơn Lan
A. 0,4m. B. 4cm. C. 0,4cm. D. 4dm.
Câu 2: Một vật đặc có khối lượng là 8.000 g và thể tích là 2 dm3. Trọng lượng riêng của chất làm vật này là
A. 4 N/m3. B. 40 N/m3. C. 4000 N/m3. D. 40.000 N/m3.
Câu 3: Công thức nào dưới đây tính trọng lượng riêng của một chất theo trọng lượng và thể tích?
A. d = V.P. B. D = P.V. C. d = V.D. D. d = P/V
Câu 4: Một vật có khối lượng 25kg thì có trọng lượng tương ứng là
A. 250N. B. 2500N. C. 25N. D. 2,5N.
Câu 5: Hai lực cân bằng là hai lực
A. cùng phương, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau.
B. cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng một vật.
C. có phương trên cùng một đường thẳng, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng một vật.
D. cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau.
Câu 6: Người ta dùng một bình chia độ chứa 105cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, đá ngập hoàn toàn trong nước và mực nước trong bình dâng lên tới vạch 200cm3. Thể tích hòn sỏi là
A. 200cm3. B. 95cm3. C. 305cm3. D. 105cm3.
Câu 7: Hệ thức nào dưới đây biểu thị mối liên hệ giữa trọng lượng riêng và khối lượng riêng của cùng một chất?
A. d = 10D. B. d = P.V. C. P = 10.m. D. d = V.D.
Câu 8: Đơn vị trọng lượng là
A. N.m2. B. N. C. N.m3 D. N.m.
Câu 9: Để đo thể tích của một chất lỏng còn gần đầy chai 1 lít, trong các bình chia độ đã cho sau đây, chọn bình chia độ nào là phù hợp nhất?
A. Bình 100 ml và có vạch chia tới 1 ml. B. Bình 2000 ml và có vạch chia tới 10 ml.
C. Bình 500 ml và có vạch chia tới 5 ml. D. Bình 1000 ml và có vạch chia tới 5 ml.
Câu 10: Để đo chiều dài của một vật (ước lượng khoảng hơn 40 cm), nên chọn thước có giới hạn đo
A. 1m và độ chia nhỏ nhất 2cm. B. 5 dm và độ chia nhỏ nhất 1mm.
C. 60 cm và độ chia nhỏ nhất 1cm. D. 20 dm và độ chia nhỏ nhất 1mm.
Câu 11: Khi treo một quả nặng vào đầu dưới của một lò xo thì chiều dài lò xo là 98 cm. Biết độ biến dạng của lò xo khi đó là 2 cm. Vậy chiều dài tự nhiên (chiều dài ban đầu) của lò xo là
A. 100 cm. B. 96 cm. C. 102 cm. D. 94 cm.
Câu 12: Dụng cụ đo lực là
A. Lực kế. B. Đồng hồ. C. Cân Robecvan. D. Thước.
Câu 13: Hai lít (l) bằng với
A. 2 m3. B. 2 cm3. C. 2 mm3 D. 2 dm3.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây về lực đàn hồi của một lò xo là đúng ?
A. Chiều dài của lò xo khi bị nén càng ngắn thì lực đàn hồi càng nhỏ.
B. Độ biến dạng của lò xo càng nhỏ thì lực đàn hồi càng nhỏ.
C. Trong hai trường hợp lò xo có chiều dài khác nhau : trường hợp nào lò xo dài hơn thì lực đàn hồi mạnh hơn.
D. Chiều dài của lò xo khi bị kéo dãn càng lớn thì lực đàn hồi càng nhỏ.
Câu 15: Khi kéo vật khối lượng 1 kg lên cao theo phương thẳng đứng phải
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Thành
Dung lượng: 811,00KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)