De KT lai mon van

Chia sẻ bởi Trần Thị Huyền | Ngày 11/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: De KT lai mon van thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

ĐỀ THI HỌC KỲ II MÔN NGỮ VĂN 7
NĂM HỌC 2010-2011
Thời gian làm bài: 90 phút


Câu 1(0,5điểm): Thế nào là câu đặc biệt?
Câu 2(1,5điểm): Xác định và nêu tác dụng của câu đặc biệt trong đoạn văn sau ?
Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục.
Hà Ánh Minh

Câu 3(0,5điểm): Văn bản “Sống chết mặc bay” (Phạm Duy Tốn) được viết theo thể loại nào?
Câu 4(1,5điểm): Những hiểu biết của em về giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong văn bản “Sống chết mặc bay” (Phạm Duy Tốn) ?
Câu 5(0,5điểm): Nêu các bước làm một bài văn nghị luận ?
Câu 6(5,5điểm): Giải thích và chứng minh câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.













ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KỲ II MÔN NGỮ VĂN 7
NĂM HỌC 2010-2011
Thời gian làm bài: 90 phút

Câu 1(0,5điểm): Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
Câu 2(1,5điểm):Câu đặc biệt: Đêm.
Câu đặc biệt trên có tác dụng xác định thời gian diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn.
Câu 3(0,5điểm): Văn bản “Sống chết mặc bay” (Phạm Duy Tốn) được viết theo thể loại truyên ngắn hiện đại.
Câu 4(1,5điểm):
- Giá trị hiện thực: Phản ánh cuộc sống lầm than, cơ cực; số phận bi thảm của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.Đồng thời lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ thú” nói riêng và bọn quan lại phong kiến nói chung.
- Giá trị nhân đạo: Tác giả bày tỏ niềm cảm thương sâu sắc trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân.
Câu 5(0,5điểm):Các bước làn bài văn nghị luận:
1. Tìm hiểu đề, tìm ý.
2. Lập dàn ý.
3. Viết bài.
4.Đọc lại và sửa chữa.
Câu 6(5,5điểm):
Mở bài:Lòng biết ơn là đạo lí, là truyền thống của dân tộc ta...Truyền thống đó được thể hện trong câu tục ngữ......
Thân bài:
* Giải thích:
Nghĩa đen:Khi ăn trái cây ta phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng.
Nghĩa bóng: Người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó.
Tại sao nói “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”? Vì tất cả những thành quả lao động mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên mà có.....
* Chứng minh: Biết ơn các anh hùng liệt sĩ.Biết ơn cha mẹ.Biết ơn thầy cô...
* Trong thực tế không phải không có những kẻ vô ơn bội nghĩa...Vì vậy dạy con người lòng biết ơn câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” có một giá trị nhân văn đẹp đẽ.

Kết bài: Lòng biết ơn mãi mãi là đạo lí, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.



* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Huyền
Dung lượng: 30,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)