Đề KT học kì I môn Sinh lớp 9

Chia sẻ bởi Đặng Thị Mỹ Phượng | Ngày 17/10/2018 | 40

Chia sẻ tài liệu: Đề KT học kì I môn Sinh lớp 9 thuộc Địa lí 8

Nội dung tài liệu:

Đề chính thức KIỂM TRA HK I NĂM HỌC 2010 - 2011. Môn : Sinh học , Lớp: 9

I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : ( 2 đ ) - Thời gian làm bài 10 phút
Thí sinh chọn chữ cái chỉ kết quả mà em chọn là đúng và ghi vào tờ giấy làm bài.

Câu 1: Để quan sát rõ nhất hình thái NST cần xác định NST đang ở kì nào?
A. Kì đầu.
B. Kì giữa.
C. Kì sau.
D. Kì cuối.
Câu 2: 5 tinh bào bậc I ở động vật giảm phân tạo được bao nhiêu tinh trùng?
A. 20 tinh trùng
B. 10 tinh trùng
C. 15 tinh trùng
D. 5 tinh trùng
Câu 3: Nếu ở đời con có tỉ lệ là 50% thân cao, 50% thân thấp thì bố mẹ có kiểu gen là:
A. P: AA x aa
B. P: Aa x Aa
C. P: Aa x aa
D. P: aa x aa
Câu 4: Trong một phân tử ADN có số nuclêôtit là 400.000. Trong đó Timin là 80.000 thì nuclêôtit loại X sẽ là:
A. 120.000
B. 140.000
C. 160.000
D. 180.000
Câu 5: Dạng đột biến cấu trúc NST nào sau đây được ứng dụng trong sản xuất rượu bia?
A. Mất đoạn dầu ở NST số 21 ở người.
B. Đảo đoạn NST của tế bào đậu Hà Lan.
C. Mất đoạn trên NST giới tính X của ruồi giấm.
D. Lặp đoạn NST ở lúa mạch làm tăng hoạt tính enzim amilaza thủy phân tinh bột.
Câu 6: Người bị hội chứng Đao có số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng bằng bao nhiêu?
A. 44 chiếc
B. 46 chiếc
C. 47 chiếc
D. 45 chiếc
Câu 7: Khi đột biến làm tăng thêm một NST ở tất cả các cặp NST tương đồng trong bộ NST của một loài được gọi là :
A. thể tam bội
B. thể ba nhiễm
C. thể đơn bội
D. thể một nhiễm
Câu 8: Phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về trẻ đồng sinh khác trứng?
A. Ngoại hình luôn giống hệt nhau
B. Luôn giống nhau về giới tính
C. Luôn có giới tính khác nhau
D. Có thể giống nhau hoặc khác nhau về giới tính





- Hết -


Đề chính thức KIỂM TRA HK I NĂM HỌC 2010 - 2011. Môn :Sinh học , Lớp: 9


Điểm bằng số


Điểm bằng chữ
Giám khảo 1


Số phách




Giám khảo 2



II - PHẦN TỰ LUẬN : ( 8 đ) - Thời gian làm bài 50 phút
Câu 1: ( 2đ)
Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo những nguyên tắc nào?
Câu 2: ( 2đ)
Có thể nhận biết bệnh nhân Đao qua những đặc điểm nào? Hãy nêu nguyên nhân và cơ chế phát sinh bệnh Đao? Sơ đồ minh họa .
Câu 3: ( 2đ)
Phân biệt thường biến với đột biến.
Câu 4:( 2đ)
Ở ruồi giấm thân xám trội hoàn toàn so với thân đen. Cho giao phối giữa ruồi giấm thân xám thuần chủng với ruồi giấm thân đen thu được F1. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau để thu F2 .
a) Lập sơ đồ lai từ P đến F2.
b) Nếu cho F1 nói trên lai phân tích thì kết quả sẽ như thế nào?
BÀI LÀM
I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN :

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8

Kết quả










II - PHẦN TỰ LUẬN :






































HƯỚNG DẪN CHẤM
Ðề kiểm tra HK I Năm học 2010 - 2011 - Môn :Sinh học , lớp:9
I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : ( 2 đ)

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8

Kết quả
B
A
C
A
D
C
A
D

II - PHẦN TỰ LUẬN : ( 8 đ)
Câu 1: ( 2đ) Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo những nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc khuôn mẫu: nghĩa là
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Thị Mỹ Phượng
Dung lượng: 72,50KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)